Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về xây dựng pháp luật
TCCS - Ngày 20-8-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng pháp luật.
Tại cuộc họp, Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về sự cần thiết xây dựng luật và các nội dung chính sách của luật, gồm: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao các bộ, ngành đã tích cực chuẩn bị nội dung, cũng như các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, chất lượng, sát thực tiễn… Yêu cầu các bộ, ngành tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo, định hướng lớn trong quá trình xây dựng các dự án luật.
Đối với dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong luật hiện hành. Cần xây dựng luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm các khâu trung gian. Cùng với đó, thiết kế cơ chế, chính sách để giải phóng nguồn lực tại doanh nghiệp; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, cần tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh, then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng; có quy định đặc thù với các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; giao quyền, giao trách nhiệm nhiều hơn cho người đại diện phần vốn nhà nước.
Bên cạnh đó, nghiên cứu một số nội dung phân cấp cho Chính phủ quy định để phát huy tính năng động, sáng tạo, điều chỉnh linh hoạt, phù hợp tình hình; tháo gỡ những vướng mắc về hoàn thuế, thu thuế…; giảm thủ tục hành chính; bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Đồng thời, cần ưu đãi thuế cho một số đối tượng phù hợp như doanh nghiệp làm nhà ở xã hội; khuyến khích đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; những nội dung đã ổn định như về chính sách ưu đãi đầu tư thì tiếp tục làm tốt hơn, không gây xáo trộn không cần thiết.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, cần bám sát Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW; có lộ trình, bước đi phù hợp, khả thi, bảo đảm nguồn lực thực hiện. Cần sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách đặc thù với đội ngũ nhà giáo để phát triển, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thu hút người tài vào ngành giáo dục, những người tâm huyết công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo…; có chính sách đặc thù phù hợp với giáo viên từng cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học...).
Đối với dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, luật phải thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có xây dựng đội ngũ sĩ quan; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập, bảo đảm phù hợp thực tiễn. Cùng với đó, bám sát và thể hiện rõ các chính sách đã được Chính phủ thông qua đối với đề nghị xây dựng luật; rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; bảo đảm tính hợp lý, khả thi, hiệu quả của quy định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chủ trì tổng hợp đầy đủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8-2024, trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm tiến độ, chất lượng./.
Hà Phương (tổng hợp)
Quyết tâm xây dựng tỉnh Đắk Lắk sớm trở thành địa phương có thu nhập cao, cuộc sống của nhân dân ấm no, văn minh, hạnh phúc  (19/08/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tiếng nói Phương Nam lần thứ 3  (18/08/2024)
Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội  (15/08/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển