Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy đầu tư công năm 2024
TCCS - Ngày 16-7-2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy đầu tư công năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Chính phủ cho biết, năm 2024 là một năm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Do vậy, cần phải ưu tiên cho các động lực tăng trưởng, trong đó có động lực là đầu tư, nhất là đầu tư công để dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội. Cùng với đó, thúc đẩy phát triển hạ tầng, với mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 3.000km đường cao tốc, qua đó tăng liên kết, lưu thông, giảm chi phí logistic, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương, vùng và quốc gia, tạo ra không gian phát triển mới, kích hoạt các lĩnh vực khác cùng phát triển. Chính phủ đã thành lập 5 tổ công tác và 26 đoàn công tác xuống địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có thúc đẩy đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhiều năm qua, giải ngân đầu tư công luôn được quan tâm, thúc đẩy, song chưa cải thiện được nhiều. Trong 6 tháng đầu năm 2024, mặc dù giải ngân đầu tư công có nhiều nỗ lực, song vẫn chưa đạt tiến độ so với yêu cầu. Bên cạnh một số bộ, cơ quan, địa phương, dự án giải ngân vốn đầu tư công tốt, như dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3; đến nay vẫn còn tới 61/107 bộ, cơ quan trung ương và địa phương có mức giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước, trong đó có 33/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu dự hội nghị phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn tới việc giải ngân đầu tư công còn chậm, nhất là vướng mắc, khó khăn trong thể chế, quy định pháp luật, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện.
Hội nghị đã nghe và thảo luận về kết quả giải ngân đầu tư công 6 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công 6 tháng cuối năm 2024 và thời gian tới; đồng thời tập trung phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn tới việc giải ngân đầu tư công còn chậm, nhất là những vướng mắc, khó khăn trong thể chế, quy định pháp luật, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương chia sẻ một số kinh nghiệm để công tác giải ngân đầu tư công đạt kết quả cao, như: chủ động chuẩn bị đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thủ tục đầu tư và đấu thầu dự án; bố trí vốn sớm; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh các vướng mắc liên quan đất đai, tài nguyên; thẩm định, chọn nhà thầu có năng lực; tăng cường giám sát, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, trong đó người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc giải ngân đầu tư công.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thẳng thắn của lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương; biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tốt, đặc biệt là 11 bộ, cơ quan và 35 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên mức trung bình của cả nước, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, nhất là góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2024 phải là năm bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công, tạo tiền đề thuận lợi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, thủ trưởng cơ quan, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết Chính phủ, chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về đôn đốc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024... Tiếp duy trì hoạt động của các tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó bổ sung thêm 1 tổ công tác do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm tổ trưởng; duy trì cơ chế hằng quý thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ tổng hợp, tiếp thu, nghiên cứu, khẩn trương xử lý các kiến nghị của các đại biểu dự hội nghị theo thẩm quyền và quy định; đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền nhằm thúc đẩy giải ngân đầu tư công năm 2024 và thời gian tới./.
Hà Phương (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050  (06/04/2024)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp, hội kiến Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev  (22/08/2023)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam