Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang
TCCS - Ngày 26-6-2024, tại tỉnh Bắc Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về tình hình, kết quả công tác cán bộ và thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Bắc Giang từ đầu năm 2024 đến nay.
Cùng dự có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc.
Sáu tháng đầu năm 2024, Tỉnh ủy và các cấp ủy trong Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tiếp tục đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện, đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 14,14%, đứng đầu cả nước. Các nội dung trong công tác cán bộ được thực hiện nền nếp, gắn kết chặt chẽ từ khâu đánh giá, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bố trí... bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, quy định, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, Bắc Giang cũng gặp một số khó khăn, như thiếu quỹ đất thu hút đầu tư, hạ tầng điện cho nhu cầu phát triển, chưa có năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... Trong công tác cán bộ, còn một số cán bộ có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc, xử lý công việc còn cứng nhắc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nhấn mạnh, Tỉnh ủy Bắc Giang đã quan tâm triển khai các nghị quyết của Trung ương và ban hành nhiều nghị quyết liên quan; lãnh đạo mọi mặt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần tăng cường chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên… Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Bắc Giang cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững đoàn kết, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, tinh thần trách nhiệm của đảng viên; quan tâm chỉ đạo khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong công tác cán bộ; chuẩn bị cán bộ cho nhiệm kỳ mới. Về kinh tế - xã hội, tỉnh cần khẩn trương điều chỉnh quy hoạch, tạo không gian phát triển mới cho Bắc Giang; tiếp tục quan tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp theo nhu cầu của các nhà đầu tư.
Phát biểu kết luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường biểu dương những kết quả mà Bắc Giang đạt được trong thời gian qua; đề nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cần nghiêm túc khắc phục các hạn chế đã chỉ ra; tiếp tục tập trung khắc phục các điểm nghẽn, nút thắt cản trở sự phát triển của tỉnh; phát huy nội lực và đề ra quyết sách phù hợp với tình hình mới. Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh cần tập trung thực hiện hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Trước mắt, Bắc Giang tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết để vượt qua khó khăn, duy trì đà tăng trưởng và phát triển, hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ đại hội 2020 - 2025 đã đề ra.
Tỉnh ủy Bắc Giang cần tiếp tục lãnh đạo nâng cao chất lượng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đạt và vượt; xác định rõ nguyên nhân các chỉ tiêu đạt thấp, dự báo khó đạt để có các giải pháp căn cơ, đột phá và tập trung nguồn lực, biện pháp để kịp thời tháo gỡ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh tiếp tục đi sâu vào sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hình thành các mô hình sản xuất lớn, chất lượng vượt trội phục vụ xuất khẩu gắn với du lịch, trải nghiệm. Bắc Giang cần tiếp tục gắn chặt giữa thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng bộ tỉnh với việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10-2-2022, của Bộ Chính trị, về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; sớm đưa Bắc Giang phát triển thành cực tăng trưởng và là động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng. Tỉnh phải quan tâm phát triển đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội; tiếp tục chú trọng đến các vấn đề thiết yếu của cuộc sống nhân dân, như giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, các chính sách an sinh xã hội...
Đối với các kiến nghị của tỉnh, Thường trực Ban Bí thư giao Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp, chuyển đến các cơ quan trung ương xem xét, giải quyết theo chức trách, nhiệm vụ./.
Hà Phương (tổng hợp)
Phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (17/06/2024)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển