Kết quả phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Từ ngày 22-9 đến 27-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ 12 và hoàn tất chương trình làm việc với 5 nội dung chính sau đây:
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ tư.
Trên cơ sở dự kiến của Văn phòng Quốc hội về nội dung kỳ họp và tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí khai mạc kỳ họp vào ngày 16-10-2008.
Tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội sẽ tiếp tục thực hiện một số cải tiến như cách thức tiến hành phiên họp trù bị; thời điểm trình bày Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri; cách chia tổ thảo luận; cách thức chất vấn và trả lời chất vấn; việc gửi tài liệu kỳ họp và tổ chức tuyên truyền về các hoạt động của Quốc hội.
Đến nay, công tác chuẩn bị về mọi mặt cho kỳ họp đang được triển khai khẩn trương tích cực. Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với các cơ quan hữu quan sớm hoàn tất các công việc chuẩn bị để kỳ họp thành công tốt đẹp.
2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 5 dự án luật: Luật Quản lý nợ công; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Luật Lý lịch tư pháp; Luật Quy hoạch đô thị; Luật Bồi thường nhà nước.
- Về dự án Luật Quản lý nợ công: Để tăng cường nguồn lực cho phát triển kinh tế, việc huy động vốn vay đã trở nên quan trọng, góp phần giải quyết khó khăn về tài chính, tạo thêm năng lực thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đến nay khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công còn nhiều hạn chế. Các quy định mới chỉ dừng lại ở các nghị định, thông tư, nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa được pháp điển hoá… Do đó, việc ban hành Luật là cần thiết, góp phần quản lý nợ hiệu quả hơn, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện chức năng quản lý; đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự: Bộ luật Hình sự được ban hành năm 1999 đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, một số quy định của Bộ luật về cấu thành một số loại tội phạm không còn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung những hành vi nguy hiểm đòi hỏi phải được xử lý về hình sự; nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta là thành viên.
- Về dự án Luật Lý lịch tư pháp: Quản lý lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đáp ứng yêu cầu chứng minh về nhân thân của công dân cũng như tạo điều kiện cho người từng bị kết án đã được xoá án tích tái hoà nhập cộng đồng; phục vụ hoạt động tố tụng và công tác quản lý nhân sự của các cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, trước nhu cầu được chứng minh về nhân thân khi tham gia các quan hệ pháp lý trong và ngoài nước gia tăng thì công tác quản lý lý lịch tư pháp đã bộc lộ nhiều hạn chế; chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức, xây dựng hệ thống dữ liệu lý lịch tư pháp. Việc xử lý thông tin còn thiếu đồng bộ, qua nhiều thủ tục; chưa đảm bảo độ tin cậy cao. Do đó, phải ban hành Luật nhằm điều chỉnh thống nhất và giải quyết những bất cập trong lĩnh vực này; đáp ứng yêu cầu về cấp phiếu lý lịch tư pháp của công dân và xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại…
- Về dự án Luật Quy hoạch đô thị (bao gồm cả quản lý hạ tầng đô thị): Trong thời gian qua, với chính sách đổi mới, hội nhập và phát triển, hệ thống các đô thị của nước ta đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng và quy mô. Các khu đô thị mới đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề bức xúc về nhà ở và các dịch vụ đô thị. Tuy nhiên, thực tế phát triển đô thị ở nước ta còn nhiều bất cập, đặc biệt là công tác quy hoạch và quản lý phát triển. Việc quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị còn lãng phí, tổ chức quản lý không gian đô thị còn hạn chế. Tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ đô thị còn nhiều yếu kém. Hình ảnh không gian kiến trúc còn chắp vá, thiếu bản sắc. Do đó rất cần thiết phải ban hành Luật nhằm tạo công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị; bảo đảm phát triển hệ thống các đô thị văn minh, hiện đại, giữ được bản sắc, đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Về dự án Luật Bồi thường nhà nước: Hệ thống pháp luật hiện hành đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về trách nhiệm bồi thường của cơ quan quản lý nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra còn hạn chế. Hiệu lực pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này là không cao; chưa coi trách nhiệm bồi thường là của Nhà nước mà mới chỉ là của từng cơ quan nhà nước cụ thể; việc giải quyết bồi thường không đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy, việc ban hành Luật là cần thiết nhằm khắc phục những vấn đề này; đồng thời, tạo khung pháp lý thống nhất, nâng cao trách nhiệm của công chức…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoan nghênh và đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của các Ủy ban được phân công thẩm tra với Ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan trong việc khẩn trương chuẩn bị các dự án luật và yêu cầu các cơ quan này tiếp tục thực hiện các công đoạn tiếp theo để hoàn thiện văn bản trình Quốc hội tại kỳ họp thứ tư.
3 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp trước, bao gồm: Luật Cán bộ, công chức; Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi); Luật Thi hành án dân sự; cho ý kiến về một số vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau về các dự án: Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế; Luật Đa dạng sinh học; Luật Công nghệ cao.
Trên cơ sở ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung cho ý kiến vào những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, làm cơ sở cho công tác tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản đồng thời chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ tư .
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2009; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008
- Về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2009: Theo đề nghị của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và đại biểu Quốc hội thì tổng số dự án luật, pháp lệnh được đề nghị là 54 dự án (43 dự án trong Chương trình chính thức và 11 dự án trong Chương trình chuẩn bị). Trong đó, có 5 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 đã phải điều chỉnh nhiều lần; việc lập Chương trình chưa sát với thực tế, chưa dự báo đầy đủ yêu cầu của thực tiễn nên tính khả thi không cao. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp phối hợp với Thường trực Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cùng rà soát tất cả các nội dung, tiếp tục chuẩn bị trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 13 (dự kiến từ ngày 6-10 đến 11-10-2008).
- Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008: Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc bổ sung 5 dự án, bổ sung Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm việc không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường và nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã vào Chương trình. Để giảm bớt nội dung tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chuyển một số dự án để Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh hoặc nghị quyết.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến 2007
Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện, đồng bộ và có hiệu lực pháp lý cao hơn; trách nhiệm, trình độ, năng lực quản lý các dự án của các đơn vị thuộc các bộ, cơ quan Trung ương, cán bộ địa phương được nâng lên; việc phân cấp quản lý tạo sự năng động, chủ động chịu trách nhiệm của từng cấp; thủ tục hành chính bớt rườm rà…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những kiến nghị nêu trong Báo cáo giám sát, góp phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách và khuôn khổ pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành và địa phương trong 3 năm 2005, 2006 và 2007.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Đoàn giám sát, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan tiếp tục phối hợp, hoàn thiện các Báo cáo để gửi đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tư.
*** Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 về việc thành lập Ban Dân nguyện và Nghị quyết về việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội./.
Chương trình bình chọn và trao tặng “CÚP VÀNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2008” lần thứ nhất  (26/09/2008)
Chuyến công du chiến lược  (26/09/2008)
Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 ( khoá X)  (26/09/2008)
Về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2008  (26/09/2008)
GMS thảo luận về vấn đề an ninh lương thực  (26/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên