Thông báo tại cuộc họp báo thường kỳ của Người Phát ngôn ngày 24-7-2008
12:10, ngày 25-07-2008
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24-7-2008, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo:
1. Tổng thống Thụy Sỹ thăm chính thức Việt Nam vào đầu tháng 8-2008
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và phu nhân, Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ Pa-xơ-can Ku-sơ-panh và phu nhân sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào tuần đầu tháng 8-2008.
Chuyến thăm nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và đầu tư – thương mại.
2. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiko thăm Việt Nam kết hợp đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác Việt Nhật lần thứ hai (ngày 25-7-2008)
Ngày 25-7-2008, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiko sẽ thăm Việt Nam và đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ hai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Komura Masahiko kể từ khi nhậm chức.
Tại cuộc họp Ủy ban Hợp tác lần 2, hai bên sẽ rà soát lại các lĩnh vực hợp tác trong quan hệ hai nước, kiểm điểm việc thực hiện các thỏa thuận đạt được tại phiên họp lần 1 và bàn biện pháp thúc đẩy, trao đổi việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước, tăng cường hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
3. Bộ trưởng Ngoại giao CHDCND Triều Tiên thăm Việt Nam
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Pak Ui Chun sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 - 27-7-2008. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Pak Ui Chun từ khi nhậm chức (5-2007).
Trong chuyến thăm, hai bên sẽ trao đổi các phương hướng và biện pháp triển khai thực hiện những thỏa thuận đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước. Hai bên cũng sẽ trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
4. Thứ trưởng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bộ trưởng Không liên kết
Từ ngày 27 – 30-7-2008, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 15 Phong trào Không liên kết tại Tê-hê-ran, I-ran.
Chủ đề chính của Hội nghị lần này là “Đoàn kết vì Hòa bình, Công bằng và Tình hữu nghị”. Hội nghị sẽ tập trung thảo luận tình hình quốc tế và khu vực trên các mặt chính trị, an ninh và kinh tế; kiểm điểm việc thực hiện các quyết định của Hội nghị Cấp cao KLK 14; thông qua Văn kiện Hội nghị Bộ trưởng với các biện pháp thúc đẩy tăng cường đoàn kết, phối hợp lập trường của Phong trào trên các vấn đề quốc tế lớn, thực hiện hiệu quả Chương trình hành động La-ha-ba-na và chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao KLK 15./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Biểu dương kịp thời và nhân rộng những điển hình, nhân tố mới  (25/07/2008)
Ứng phó với lạm phát từ góc độ quản trị doanh nghiệp  (25/07/2008)
Ứng phó với lạm phát từ góc độ quản trị doanh nghiệp  (25/07/2008)
Đổi mới, sáng tạo vì quyền và lợi ích của công nhân viên chức - lao động  (25/07/2008)
Không nên quá thiên về quan điểm kinh tế trong giáo dục, đào tạo  (25/07/2008)
Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc: một chặng đường nhìn lại  (25/07/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên