Hội nghị cấp cao các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ tại A-rập Xê-út
Trong nỗ lực nhằm tìm giải pháp kiểm soát tình trạng giá dầu mỏ thế giới đang tăng cao, đe dọa đến kinh tế toàn cầu, ngày 22-6, Hội nghị cấp cao các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu mỏ đã khai mạc tại thành phố Giê-đa (Jeddah) A-rập Xê-út. Các nhà lãnh đạo đến từ 36 quốc gia tiêu thụ và khai thác dầu cùng 22 công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới đã tham dự hội nghị.
Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị, Quốc vương A-rập Xê-út Áp-đun-la (Abdullah) tuyên bố A-rập Xê-út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã tăng sản lượng khai thác lên 9,7 triệu thùng/ngày và nước này sẵn sàng tiếp tục tăng sản lượng nếu thấy cần thiết. Quốc vương Áp-đun-la cho biết, Ri-át cũng sẽ chi 1 tỉ USD cho một quỹ của tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, đồng thời dành 500 triệu USD trong các khoản vay lãi suất thấp cho các nước nghèo, nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án năng lượng và phát triển.
Trong khi đó, Mỹ và một số các nước phương Tây, một lần nữa thúc ép OPEC và một số nước sản xuất dầu lớn khác, tăng sản lượng khai thác nhằm hạ nhiệt cơn sốt giá dầu trên thị trường thế giới hiện nay. Tại hội nghị, Thủ tướng Anh Gô-đơn Brao (Gordon Brown) kêu gọi mở cửa mọi thị trường dầu mỏ, dỡ bỏ các hạn chế nhằm tạo ra sự ổn định cho cả các nước xuất khẩu lẫn tiêu thụ dầu.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Xa-mu-en Bốt-men (Samuel W.Bodman) thì cho rằng, nguyên nhân khiến giá dầu leo thang ngày càng cao là, do sản lượng dầu mỏ toàn cầu vẫn duy trì ở mức 85 triệu thùng/ngày suốt 3 năm qua, trong khi nhu cầu dầu mỏ trên thế giới đã tăng trung bình 1,8% kể từ năm 2003 trở lại đây.
Tuy nhiên, theo Quốc vương Áp-đun-la, nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu hiện nay không phải do thiếu nguồn cung mà do tình trạng đầu cơ và thuế nhiên liệu cao tại một số nước tiêu thụ lớn, cũng như nhu cầu dầu tại các nước đang phát triển tăng đã đẩy giá dầu lên mức kỷ lục. Bộ trưởng Năng lượng Ca-ta (Qatar) Áp-đun-la An Át-ti-a (Abdullah Al-Attiya) cũng đồng quan điểm với Quốc vương Áp-đun-la, khi cho rằng, nguồn cung trên thị trường dầu mỏ thế giới vẫn rất dồi dào.
Trước đó, OPEC cũng khẳng định, không tăng sản lượng khai thác trong thời điểm hiện nay. Quyền Chủ tịch OPEC, ông Sa-kíp Khê-lin (Chakib Khelil), đồng thời là Bộ trưởng Năng lượng An-giê-ri, cho biết, OPEC không xem xét tăng sản lượng vào lúc này, vì cho rằng hiện nguồn cung lớn hơn nhu cầu. Mặc dù thừa nhận OPEC đang chịu sức ép tăng sản lượng nhằm làm dịu cơn sốt gía dầu, nhưng ông Khê-lin lập luận rằng, hiện nay, giá nhiên liệu tăng cao không xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu mỏ là mất cân đối cung - cầu, mà vấn đề nằm ở khủng hoảng kinh tế Mỹ (dẫn tới làm suy yếu đồng USD) và căng thẳng địa - chính trị xung quanh vấn đề hạt nhân của I-ran.
Trên thực tế, đồng USD và giá dầu mỏ luôn có mối quan hệ tương quan. Từ đầu năm đến nay, giá USD giảm là một trong những nguyên nhân chính khiến giới đầu tư đổ xô mua dầu mỏ tích trữ. Chủ tịch OPEC cho rằng, giá trị USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác đã tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ “vàng đen”.
OPEC sẽ nhóm họp vào tháng 9 tới để đánh giá thị trường và khi đó sẽ có quyết định./.
Quốc vương Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni thăm chính thức Việt Nam  (25/06/2008)
Bến Tre gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với công tác giảm nghèo  (25/06/2008)
Mô hình "trường thuộc doanh nghiệp" ở Đồng Nai - một phương thức đào tạo gắn với thực tiễn  (25/06/2008)
Các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách tăng 35,9%  (25/06/2008)
Hội nghị đất ngập nước Châu Á 2008  (24/06/2008)
Hội nghị đất ngập nước Châu Á 2008  (24/06/2008)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên