Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ hội nhập
TCCSĐT - Ngày 22-5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) đã tổ chức hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ hội nhập”. Đến dự hội thảo có đông đảo các nhà khoa học, đại diện lãnh đạo một số bộ , ngành liên quan.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2008 toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có 232.193 người được học nghề, tăng 14% so với năm 2007. Trong đó, trình độ cao đẳng nghề có 3.350 người, tăng gấp hai lần năm 2007; trình độ trung cấp nghề có 17.350 người, tăng gần 40% so năm 2007 …
Tuy có nhiều cố gắng như vậy nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của đồng bằng sông Cửu Long mới đạt 20,8%, thấp hơn mức bình quân 25% của cả nước. Có những địa phương đạt tỷ lệ rất thấp như Hậu Giang (13,1%) và Bến Tre (11,4%. Số lượng cơ sở dạy nghề cũng còn rất ít, số quận/huyện có trung tâm dạy nghề toàn vùng chỉ đạt tỷ lệ 65%.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến tham luận đã phân tích, lý giải thực trạng, những khó khăn, hạn chế của công tác phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, đồng thời cũng đưa ra những giải pháp, kiến nghị, đòi hỏi sự hợp lực, chung tay giải quyết vấn đề “nóng hổi” này.
Về vấn đề chiến lược đào tạo nghề được các đại biểu thảo luận sôi nổi với nhiều khía cạnh. Theo Tiến sỹ Nguyễn Trần Dương (Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng Thành phố Hồ Chí Minh), không những phải xây dựng một chính sách đào tạo hiệu quả mà còn phải có và triển khai đồng thời chính sách sử dụng nhân lực hợp lý.
Cụ thể là cùng với việc nâng cao chất lượng, mở thêm nhiều ngành nghề mới theo hướng tạo khả năng linh hoạt trong thích nghi với công nghệ mới chứ không nên kéo dài thời gian đào tạo. Đồng thời với chiến lược đào tạo này phải có chiến lược trong sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật theo hướng sử dụng đa năng, đa nghề, đa trình độ, bám sát nhu cầu thị trường, đảm bảo hội nhập thị trường toàn cầu.
Nhiều ý kiến cho rằng, phải xác định học nghề và học chữ quan trọng như nhau và nên đưa nếp suy nghĩ này vào nhà trường từ cấp tiểu học, bởi ý thức học nghề hiện nay của người dân đồng bằng sông Cửu Long còn rất thấp.
Cùng gắn với môi trường giáo dục nhưng phải tái cấu trúc mạng lưới trường lớp, ngành nghề đào tạo theo các cấp độ. Việc quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học cần tính đến cự ly đi lại phù hợp của học sinh từ nhà đến trường kết hợp với yêu cầu tránh mùa nước nổi.
Mỗi trường dạy nghề và đại học chỉ nên thiết kế và ưu tiên đào tạo một số chuyên ngành nhất định nhằm khai thác thế mạnh hoặc nhu cầu phát triển của các địa phương, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động để vừa xóa đói giảm nghèo vừa tạo ra được lực lượng nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu trong tiến trình hộ nhập. Nhiều đại biểu cùng chung kiến nghị việc đào tạo nghề nên được phân ra hai dạng chủ yếu là, dạy nghề để xóa đói, giảm nghèo và dạy nghề để tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
Về mô hình đào tạo nào phù hợp với hoàn cảnh đồng bằng sông Cửu Long, nhiều đại biểu đều tâm đắc với mô hình trường cao đẳng cộng đồng. Mô hình này rất cần được đầu tư bài bản để phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long./.
Thông cáo số 3 Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XII  (22/05/2009)
Đảng bộ Vùng A Hải quân lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo  (22/05/2009)
"Hành trình tìm ánh sáng" - chương trình chuyên đề về phòng, chống ma túy  (22/05/2009)
Thành lập Trường Đại học Đông Á  (22/05/2009)
Trường Đại học Dầu khí Việt Nam sẽ được xây dựng tại Vĩnh Phúc  (22/05/2009)
Chỉ thị triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật  (22/05/2009)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên