Khai mạc Phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
TCCS - Ngày 11-10-2023, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 27. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát biểu khai mạc phiên họp. Phiên họp dự kiến kéo dài trong 5 ngày và tập trung vào 16 nhóm nội dung quan trọng.
* 12 nội dung chuẩn bị trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với 12 nội dung phải chuẩn bị để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 sắp tới.
Nhóm vấn đề thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với 12 nội dung phải chuẩn bị để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Thứ nhất, các báo cáo của Chính phủ về thực hiện tình hình thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bao gồm: đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.
Thứ hai, các báo cáo của Chính phủ về vấn đề tài chính ngân sách bao gồm: tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 (trong đó có tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2023, dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024, lộ trình và các phương án để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các nghị quyết của Quốc hội dự kiến tiến hành từ 1-7-2024); đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để trình với Quốc hội không chỉ về đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và tài chính ngân sách của năm, đồng thời là dịp đánh giá giữa nhiệm kỳ thì hiện cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm, kế hoạch vay trả nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn đều là những nội dung lớn và rất quan trọng.
Trên cơ sở quán triệt tinh thần của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về các nội dung này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị trên cơ sở ý kiến, kết luận của Trung ương đối với những vấn đề có liên quan, đặc biệt là tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu cho ý kiến sâu vào các tờ trình, các báo cáo theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 8 “là phải bảo đảm chất lượng, sát hợp với thực tế và có tính khả thi cao”, để chuẩn bị trình Quốc hội thảo luận, xem xét.
Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023.
Thứ tư, báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2023, trong đó, tổng hợp cả nội dung báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước.
Thứ năm, tham gia ý kiến về Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo quy định và thông lệ tại phiên khai mạc kỳ họp cuối năm, ngay trong ngày khai mạc đầu tiên, các báo cáo trên đây sẽ được trình bày trước Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng để tham gia ý kiến cụ thể, làm cơ sở cho Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ và Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cơ sở nghiên cứu để hoàn thiện có chất lượng cao nhất và bảo đảm là phản ánh một cách đầy đủ, khái quát, trung thực các ý kiến và nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước về những vấn đề lớn phải báo cáo với Quốc hội.
Thứ sáu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ thực hiện. Đây là nội dung trọng tâm, trên cơ sở báo cáo này sẽ xác định được những gì còn chồng chéo, vướng mắc liên quan cụ thể đến luật nào, nghị định, thông tư nào; trách nhiệm của từng cấp; vấn đề liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội để Quốc hội xem xét giải quyết; vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành.
Thứ bảy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với tờ trình của Chính phủ về kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2021 - 2023 và đề xuất giải pháp, cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.
Thứ tám, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ chín, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Thứ mười, cho ý kiến về công tác chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6.
Thứ mười một, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Chủ tịch Quốc hội lưu ý đây là nội dung hết sức quan trọng và lớn, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kỹ lưỡng để xem đã đủ điều kiện đưa vào chương trình kỳ họp và trình Quốc hội ban hành nghị quyết ngay tại kỳ họp này chưa?
Thứ mười hai, trên cơ sở xem xét toàn diện công tác chuẩn bị và các nội dung trình Quốc hội, sau khi tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến lần cuối cùng về chương trình nội dung Kỳ họp thứ 6 để trình Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua tại phiên họp trù bị.
* Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét 4 nội dung theo thẩm quyền
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 4 nội dung thuộc thẩm quyền, gồm: Tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”; cho ý kiến phương án phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 và nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2021 đã bố trí cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư; việc bổ sung dự toán thu chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2023 của tỉnh Quảng Bình; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết khối lượng công việc nhiều, tính chất phức tạp, độ khó cao, thời gian gấp rút; đồng thời đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng cho ý kiến vào các báo cáo, tờ trình; Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan hữu quan bố trí thành phần tham dự theo đúng nội dung mời để bảo đảm chất lượng các phiên thảo luận đạt kết quả tốt nhất.
Tiếp theo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023; xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 9-2023./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Báo Đại biểu nhân dân  (04/10/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô  (30/09/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez  (28/09/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh  (24/09/2023)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển