Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
TCCS - Ngày 25-7-2023, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm thành lập (25-7-1948 - 25-7-2023).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới dự.
Nhân dịp này, nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự Lễ kỷ niệm có các đại biểu đại diện cho hơn 40.000 văn nghệ sĩ thuộc 5 thế hệ gồm các chuyên ngành (văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, điện ảnh, múa, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số, kiến trúc), đang hoạt động trong 10 hội chuyên ngành Trung ương và 63 hội văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố trong toàn quốc cùng Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Trong diễn văn ôn lại quá trình thành lập và phát triển của Liên hiệp trong 75 năm qua, PGS, TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhấn mạnh, Hội nghị Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 25-7 đến ngày 27-7-1948, tại làng Dộc Phát, Yên Kỳ, Hạ Hòa, Phú Thọ, được coi là Đại hội đầu tiên của tổ chức văn nghệ cách mạng Việt Nam với sứ mệnh tập hợp giới văn nghệ sĩ thuộc mọi thế hệ, tầng lớp, các dân tộc ở các vùng, miền trong cả nước Việt Nam độc lập, nhằm đoàn kết cùng toàn dân góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, bảo vệ, dựng xây chế độ mới.
Hội Văn nghệ Việt Nam đã đổi tên để phù hợp với sự lớn mạnh về đội ngũ, trưởng thành về tổ chức qua các thời kỳ. Từ năm 1995 đến nay, Hội chính thức mang tên Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Văn học nghệ thuật Việt Nam cũng đã giành được nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế, góp phần giúp người dân thế giới hiểu rõ về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; xây dựng nhịp cầu hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới.
Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, giới văn học nghệ thuật Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất (1987), Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai (2008) và Huân chương Sao vàng (2018).
Tính đến tháng 5-2023, đã có 136 văn nghệ sĩ (tác giả và đồng tác giả) được trao tặng và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật; 665 văn nghệ sĩ (tác giả và đồng tác giả) được trao tặng và truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hàng trăm văn nghệ sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang và các huân chương cao quý: Huân chương Độc lập, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Lao động. 452 văn nghệ sĩ được tặng thưởng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, 2.621 văn nghệ sĩ được tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
Phát biểu tại buổi Lễ, các đại biểu văn nghệ sĩ bày tỏ niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trong suốt 75 năm qua. Những ý kiến phát biểu đầy tâm huyết của các vị đại diện văn nghệ sĩ tiêu biểu đã đề cập toàn diện, đầy đủ và sâu sắc lịch sử hình thành, phát triển hào hùng, truyền thống quý báu, vẻ vang và sự đóng góp to lớn, rất quan trọng của Hội Văn hóa cứu quốc trước đây, cũng như của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật ngày nay và đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà trong suốt 75 năm qua.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, nhìn lại 75 năm qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng nhận thấy, anh chị em văn nghệ sĩ dưới mái nhà chung của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có sự phát triển, trưởng thành đầy ấn tượng, góp phần to lớn vào công cuộc sáng tạo các sản phẩm văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân, đưa văn hóa ngày càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; xứng đáng là lực lượng nòng cốt sáng tạo các giá trị văn hóa, là đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Với các kết quả đã đạt được, văn học nghệ thuật đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người; đấu tranh với mọi biểu hiện sai trái, tạo ra bầu không khí lành mạnh trong xã hội.
Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng, biểu dương và cảm ơn những đóng góp to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà, của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Để tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển, Tổng Bí thư nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn luôn khuyến khích mọi sự tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn mong muốn, kỳ vọng và đòi hỏi đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao hơn nữa về tư tưởng và nghệ thuật; phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.
Tổng Bí thư chỉ rõ, xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng đang diễn ra rất sôi động, nhanh chóng và xuất hiện nhiều vấn đề mới, khác nhiều so với trước đây, trong chiến tranh và thời kỳ quan liêu, bao cấp. Điều đó đòi hỏi mỗi người nghệ sĩ phải tự đổi mới mình, vừa có bản lĩnh, sự tỉnh táo; vừa có trình độ, tầm nhìn, cách nghĩ và phương thức thể hiện mới trong sáng tạo nghệ thuật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của Việt Nam hôm nay.
Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn hóa, văn học nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như: Hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực, cả về vật chất và tinh thần, để văn hóa, văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, trí thức văn học nghệ thuật Việt Nam với những kinh nghiệm đúc rút được trong 75 năm qua, tiếp tục tăng cường tham mưu cho Đảng và Nhà nước; phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt hơn nữa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.
Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tiếp tục tham mưu, tư vấn, phản biện trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật với các tiêu chí cụ thể để phát hiện, thu hút, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức - văn nghệ sĩ tài năng, nhằm xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ lớn mạnh, bảo đảm số lượng và chất lượng, có cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật có kế hoạch bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức một cách hợp lý; có chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; quan tâm đến công tác khuyến khích, tôn vinh các văn nghệ sĩ có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn mong đợi và tin tưởng vững chắc rằng, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng dân tộc và sự nghiệp đổi mới của Đảng; tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng quý báu, rất vẻ vang của mình; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.
Nhân dịp này, thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, PGS, TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trao tặng GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam”./.
Nguyễn Thùy (tổng hợp)
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2023  (21/07/2023)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên  (19/07/2023)
Khát vọng và tầm nhìn phát triển tỉnh Quảng Nam theo tinh thần bài viết “Vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (18/07/2023)
Khát vọng và tầm nhìn phát triển tỉnh Quảng Nam theo tinh thần bài viết “Vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (18/07/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển