Khơi dậy tinh thần Đồng Khởi, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân Bến Tre
TCCS - Tiếp tục chương trình công tác tại Bến Tre, ngày 1-7-2022, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Cùng dự có đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã khẩn trương, kịp thời ban hành và triển khai bài bản, tích cực Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI với chương trình, kế hoạch hành động, mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian cụ thể. Chủ tịch nước ghi nhận những nỗ lực của Bến Tre sau thời gian khó khăn do đại dịch COVID-19, kinh tế của tỉnh đang phục hồi với nhiều tín hiệu khởi sắc. GRDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 4,18 %, trong đó sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng 1,7 %, công nghiệp tăng 5,03 %, thương mại - dịch vụ tăng 6,2 %. Một số nhà đầu tư lớn đã quan tâm đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch nước biểu dương Bến Tre đã kết hợp tốt giữa tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tập trung đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh với sự tham gia của khu vực kinh tế tập thể và hợp tác xã. Toàn tỉnh 104 tổ hợp tác, 55 hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, như chuỗi dừa, chuỗi bưởi da xanh. Sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển đổi theo quy chuẩn sạch, an toàn, tập trung xây dựng chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc... Toàn tỉnh có 80/142 xã nông thôn mới (đạt 56 %), chương trình OCOP được mở rộng (toàn tỉnh có 131 sản phẩm OCOP). Công tác xây dựng Đảng được tăng cường; sự đoàn kết trong nội bộ Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, hệ thống chính trị được củng cố; tình hình an ninh chính trị, an ninh trên biển, trật tự, an toàn xã hội toàn tỉnh tiếp tục được giữ vững.
Chủ tịch nước chỉ rõ những thách thức, tồn tại mà tỉnh Bến Tre cần quan tâm giải quyết, như vấn đề chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (nhất là hạn hán, xâm nhập mặn), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) khá tốt trong vùng nhưng đang có biểu hiện đi xuống. Tốc độ phát triển còn dưới mức tiềm năng, quy mô kinh tế nhỏ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, doanh nghiệp địa phương còn ít, quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất còn manh mún. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao, năng lực sản xuất còn yếu, kết cấu hạ tầng còn hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông kết nối, nhân lực chất lượng cao khan hiếm, lao động qua đào tạo còn hạn chế.
Để phát huy thế mạnh địa phương, khắc phục bất cập, hạn chế, Chủ tịch nước cho rằng, cần khơi dậy tinh thần Đồng Khởi, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân Bến Tre trong phát triển kinh tế và phát huy các giá trị truyền thống, văn hóa. Tỉnh cần chú ý công tác quy hoạch phát triển, phát triển nhanh theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, gắn với chiến lược phát triển quốc gia và vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mở rộng không gian phát triển về hướng đông, tập trung phát triển nông nghiệp sạch, hiệu quả là nền tảng; phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng và xây dựng đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển thương mại, dịch vụ, ngành du lịch là mũi nhọn.
Đề cập về lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch nước lưu ý tỉnh cần tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện các chuỗi giá trị nông sản, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Tỉnh nghiên cứu, bảo tồn phát triển các giống dừa chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm dừa, phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành thủ phủ dừa của Việt Nam với công nghiệp chế biến dừa có giá trị gia tăng cao tầm cỡ khu vực Đông Nam Á, châu Á; phát triển hợp tác xã dừa, có biện pháp tránh tình trạng rớt giá dừa cho người nông dân. Nỗ lực thực hiện để cơ bản “ngọt hóa” tỉnh Bến Tre vào năm 2023.
Nhấn mạnh Bến Tre cần tiếp tục đầu tư phát triển công nghiệp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh ưu tiên công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp có tác động lan tỏa; khuyến khích công nghệ cao, chế biến sâu. Tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp năng lượng (gió, mặt trời, điện khí, sinh khối), công nghiệp dược - y sinh và các dự án sản xuất công nghiệp quy mô lớn không gây ô nhiễm môi trường, củng cố các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh công tác khuyến công.
Cùng với đó, tỉnh cần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các sản phẩm du lịch phong phú, sáng tạo; khai thác hiệu quả tiềm năng của kinh tế biển, trở thành một bộ phận quan trọng và đặc sắc của tỉnh, như du lịch và dịch vụ biển, công nghiệp ven biển, nuôi trồng và khai thác hải sản, kinh tế hàng hải và các ngành kinh tế biển mới, chú trọng đưa Bến Tre trở thành vùng nuôi tôm biển nổi tiếng.
Để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, Chủ tịch nước lưu ý tỉnh cần chú trọng phát triển những hạ tầng quan trọng, thiết yếu, nhất là phát triển giao thông bảo đảm kết nối thuận lợi, tránh chia cắt. Con người Bến Tre chân thành, thông minh, có nhiều nhà khoa học người Bến Tre, đó là điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển khoa học - công nghệ “đi tắt đón đầu”, kết nối đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tích cực chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Bến Tre cần quan tâm phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; chú ý xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự phát triển hài hòa và cân đối giữa các huyện, xã, tạo hệ sinh thái văn hóa rõ nét hơn ở các địa phương.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, để xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre chú trọng xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Phát huy tinh thần năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung, gần dân, sâu sát dân, có chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo điều hành. Đặc biệt, tích cực phát động các cơ sở đảng, đảng viên đi đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục quan tâm bảo đảm tình hình quốc phòng, an ninh luôn được giữ vững trong bất cứ hoàn cảnh nào.
* Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và thực hiện nghi thức bấm nút khánh thành Nhà máy Điện gió số 5 Thạnh Hải, giai đoạn 1 công suất 30 MW tại ấp Thạnh Thới B, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.
Dự án Nhà máy điện gió số 5 Thạnh Hải do Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre làm chủ đầu tư, được quy hoạch thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có công suất 30MW, giai đoạn 2 có công suất 90MW. Nhà máy điện gió số 5 bao gồm 4 nhà máy với tổng số 28 tua bin, công suất mỗi tua bin đạt 4,2-4,5MW. Trong số đó, Nhà máy Thạnh Hải 1 và một phần của Thạnh Hải 2 đang đưa vào hoạt động. Công ty cổ phần Tân Hoàn Cầu Bến Tre đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Nhà máy Thạnh Hải 2 và trong quý 3, 4-2022 sẽ hoàn thành Nhà máy Thạnh Hải 3 và Thạnh Hải 4. Tổng công suất của các nhà máy đạt 120MW, COD 35MW/120MW, sản lượng điện năng 425 triệu KWh/năm.
Chủ tịch nước tới thăm mô hình nuôi tôm công nghệ cao - bền vững Bảy An 3 tại Trang trại CPF - combine khu 3,2ha của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam tại ấp Thạnh Thơi B, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Khắc phục bất cập, bịt kín “khoảng trống”, “kẽ hở” để không thể tham nhũng, tiêu cực  (30/06/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình  (15/06/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng  (11/06/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển