Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tổ Biên tập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TCCS - Ngày 2-4-2022, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 và đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo đã làm việc với các thành viên Tổ Biên tập, chuyên gia, nhà khoa học về báo cáo tập hợp. Đây là cơ sở để triển khai soạn thảo dự thảo lần 1 của đề án.
Đến nay, Ban Chỉ đạo xây dựng đề án, trực tiếp là Tổ Biên tập đã tập hợp, xử lý hơn 4.000 trang tài liệu từ 27 chuyên đề nhánh, các tham luận tại ba hội thảo quốc gia và kết luận của Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo. Tổ Biên tập cũng đã tiếp thu ý kiến góp ý của một số thành viên Ban Chỉ đạo để chỉnh sửa lần 2 đề cương chi tiết.
Trên cơ sở bám sát Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và theo đề cương chi tiết, Tổ Biên tập đã xây dựng dự thảo báo cáo tập hợp của đề án dài hơn 200 trang. Trong đó, nêu rõ những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước, quá trình hình thành, đánh giá thực trạng, cùng các nguyên tắc, mục tiêu, những đổi mới, đột phá và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ nay đến năm 2030, định hướng đến 2045.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Tổ Biên tập trong một tuần qua đã chắt lọc từ hàng nghìn trang tài liệu từ đó xây dựng báo cáo tập hợp để Thường trực Ban Chỉ đạo đưa ra lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học. Trên cơ sở ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học góp ý, phản biện thẳng thắn tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước nhấn mạnh, đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng đề án, do đó, từ những ý kiến góp ý lần này, Tổ Biên tập cần tiếp thu và nỗ lực hơn nữa để viết dự thảo lần 1 của đề án.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại yêu cầu xuyên suốt, đó là nội dung của đề án phải phù hợp với nhận thức hiện nay, dễ vận dụng và dễ triển khai. Trong các đổi mới, đột phá chiến lược thì vấn đề nào đã rõ, được thực tiễn chứng minh thì cần đưa vào đề án, còn những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì đưa vào các phương án lựa chọn hoặc tài liệu tham khảo./.
Trung Duy (tổng hợp)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Chung tay góp sức cho sự phát triển của tài năng trẻ đất nước  (26/03/2022)
Xây dựng đội ngũ cán bộ trong bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng  (20/03/2022)
Những vấn đề mới, đột phá trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045  (17/03/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh tiến độ đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa  (15/03/2022)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt  (10/03/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển