Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đẩy nhanh tiến độ đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
TCCS - Ngày 14-3-2022, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án: “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học để đánh giá tiến độ, thống nhất phương thức xây dựng dự thảo đề án có tầm quan trọng đặc biệt này.
Cùng dự có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học đi sâutổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi liên quan tới đề án. Bởi đây là "một tác phẩm khoa học phục vụ nhân dân trong quá trình phát triển đất nước, không phải là một bản sao chép". Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện để có dự thảo tốt nhất trình các cơ quan có thẩm quyền.
Chủ tịch nước đánh giá, qua hai lần hội thảo ở quy mô quốc gia, đã có nhiều ý kiến đề xuất rất đáng lưu ý của Tổ Biên tập, các chuyên gia, nhà khoa học. Nhờ đó, đề cương dự thảo chi tiết ngày càng hoàn chỉnh, bảo đảm những nguyên tắc lớn, những yêu cầu chủ đạo trong định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân, vì nhân dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần đánh giá ưu, nhược điểm đầy đủ, không né tránh những vấn đề bất cập, tồn tại kéo dài, bất hợp lý hiện nay.
Nhận xét sâu hơn về dự thảo và các chuyên đề, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những giải pháp mang tính đột phá luôn phải có bước đi, lộ trình phù hợp, tuy nhiên trong 27 chuyên đề mới chỉ đề cập đến "phần thô" mà chưa nêu bật được những vấn đề tồn tại lớn, nhất là định hướng thay đổi mạnh mẽ, trở thành những thành tố quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khắc phục các câu chuyện "quyền anh, quyền tôi" trong bộ máy nhà nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ rõ còn nhiều khâu chậm tiến độ so với kế hoạch, đáng chú ý, có việc quá chậm do nhiều lý do, trong đó có ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Chính vì vậy, để bảo đảm tiến độ hoàn thiện dự thảo ban đầu theo kế hoạch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần sớm kết nối, tập hợp các chuyên gia, Tổ Biên tập để thống nhất, hoàn thiện dự thảo đề án.
"Cần tăng cường các cuộc tọa đàm chuyên sâu, đi đến thống nhất, đặc biệt những vấn đề nhạy cảm, quan trọng, đột phá", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu và lưu ý chỉ còn sáu tháng nữa là đến thời hạn phải trình dự thảo. Nhấn mạnh đến các mốc thời gian quan trọng, Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị cần sớm tổng kết các vấn đề còn nhạy cảm, phức tạp để báo cáo cơ quan có thẩm quyền với tinh thần "vì nước, vì dân", với phương pháp khoa học, đúng đắn và thuyết phục.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nhà khoa học, Tổ Biên tập cần đẩy nhanh tiến độ những nhóm nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến các nội dung của đề án; đẩy mạnh tiến độ các nhóm của đề án liên quan đến tờ trình, dự thảo nghị quyết, trước hết là tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo đề cương trên tinh thần đổi mới tư duy mạnh mẽ.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban Nội chính Trung ương có lịch trình cụ thể cho từng nội dung để làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học, hàng tuần báo cáo tiến độ với Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo. Ban Nội chính Trung ương, các nhà khoa học có kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí tuyên truyền mạnh mẽ về tiến trình xây dựng đề án quan trọng này đến các tầng lớp nhân dân và đảng viên, mở các chuyên mục, chuyên đề để tập trung tuyên truyền.
Về các nhiệm vụ cụ thể trong tháng 3-2022, Chủ tịch nước đề nghị tập trung thực hiện tốt, hiệu quả hội thảo toàn quốc lần thứ ba; tiếp đó là tiến hành họp Ban Chỉ đạo cho ý kiến về dự thảo lần một của đề án; từ đó thống nhất những vấn đề cơ bản để tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, hoàn thiện dự thảo. Chủ tịch nước đề nghị bên cạnh yêu cầu bảo đảm tiến độ, cần chú ý khâu lựa chọn sao cho tập hợp được đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học có năng lực, trình độ, có phẩm chất tốt tham gia ý kiến, góp phần vào việc hoàn thiện dự thảo đề án đạt chất lượng cao nhất./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt  (10/03/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu cán bộ y tế tiêu biểu toàn quốc  (28/02/2022)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Singapore  (25/02/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam