“Thời điểm vàng” để phục hồi kinh tế
TCCS - Ngày 6-5-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp. Hội nghị sẽ được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo Ban Tổ chức Hội nghị thông báo, tổng số lượng đại biểu dự kiến khoảng 6.000 người tại các điểm cầu và truyền hình trực tiếp tới khoảng 800.000 doanh nghiệp, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước có thể theo dõi.
Tại Hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, Hội nghị giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp diễn ra trong bối cảnh chúng ta có thời cơ vàng của người đi trước vì đã đẩy lùi được dịch bệnh khi mà nhiều nền kinh tế đang lúng túng, chưa thoát ra được. Như vậy, Hội nghị sẽ là dịp để khơi dậy tinh thần chung sức đồng lòng để vươn lên bứt phá. Các ý kiến nhất trí cho rằng, cần có một sản phẩm cụ thể sau Hội nghị để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Phát biểu kết luận cuộc họp, nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề về mục tiêu “tạo khí thế mới” để đóng góp cho sự phát triển trong bối cảnh cả nước kỷ niệm các sự kiện lớn, là 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế Lao động 1-5, kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc tổ chức Hội nghị cần bảo đảm khoa học, chặt chẽ, nội dung thiết thực, chuẩn bị công phu. Về kết quả Hội nghị, Thủ tướng cho rằng sẽ có sản phẩm cụ thể với hình thức phù hợp, có thể là nghị quyết hoặc chương trình hành động… Ngoài các gói hỗ trợ đã ban hành, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đặt vấn đề Hội nghị cần hướng đến giải quyết cụ thể vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, lao động, tín dụng mới….
Trước đó, ngày 5-5-2020, Chính phủ đã bàn dự thảo nghị quyết chuyên đề về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Các kịch bản và giải pháp phục hồi nền kinh tế đang được xây dựng nhằm không chỉ giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn mà còn có thể đón các cơ hội mới trong trạng thái bình thường mới sau đại dịch.
Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong bối cảnh đã kiểm soát được dịch bệnh thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng. Phải tập trung hơn nữa khởi động lại nền kinh tế, phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%, không phải như dự báo của IMF là Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 2,7% - dù đây đã là mức cao nhất Đông Nam Á, vẫn theo dự báo của IMF. Cùng với đó, kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Thủ tướng Chính phủ nêu rõ 5 mũi đột phá để tăng trưởng, phát triển, vượt qua khó khăn giai đoạn này, đó là thu hút FDI, đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân, đẩy mạnh tiêu dùng nội địa. Trong bối cảnh tình hình thế giới vô cùng khó khăn, nhiều nước tăng trưởng âm, nước ta lại hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xem xét điều chỉnh phù hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội là việc cần làm ngay và báo cáo Bộ Chính trị, báo cáo Quốc hội ngay tại kỳ họp tới.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương và Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan khẩn trương cập nhật kịch bản tăng trưởng, điều chỉnh chỉ tiêu tăng GDP, các chỉ tiêu liên quan, trên cơ sở đó, Bộ Tài chính điều chỉnh kế hoạch thu ngân sách, bội chi và nợ công.
Chính phủ thống nhất cao cần ban hành nghị quyết chuyên đề về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Hàng loạt giải pháp mạnh mẽ đã được đề xuất và thảo luận tại phiên họp. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đã vừa tận dụng được “thời gian vàng” để chống dịch và giờ chính là “thời điểm vàng” để phục hồi kinh tế. Cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng, sau Hội nghị sắp tới, sẽ có nhiều quyết sách mới được Chính phủ ban hành./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Tác động xã hội và ứng phó của Việt Nam trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19  (30/04/2020)
Điểm sáng của ngành dầu khí trong khủng hoảng kép  (28/04/2020)
Ngành du lịch Vĩnh Phúc chuẩn bị điều kiện tốt nhất đón khách trở lại  (28/04/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển