Hà Nội tiếp tục thực hiện cách ly xã hội ít nhất đến ngày 22-4-2020
TCCS - Ngày 15-4-2020, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (SARS-CoV-2) thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị và người dân.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn là địa phương có nguy cơ cao dịch bệnh, có 2 ổ dịch lớn, diễn biến phức tạp tại khu vực Bệnh viện Bạch Mai và thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tự giác thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng toàn dân đoàn kết chống đại dịch COVID-19, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”; nếu người dân thực hiện tốt thì mới có thể dập được dịch bệnh COVID-19 trong thời gian tới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các địa phương tiếp tục tuyền truyền, công khai, minh bạch thông tin về diễn biến dịch trên địa bàn thành phố để người dân nắm rõ, từ đó chủ động trong công tác phòng, chống, tránh tâm lý chủ quan. Hà Nội xác định khâu rà soát, phát hiện là quan trọng số 1; công tác xét nghiệm là đặc biệt quan trọng để phát hiện sớm những trường hợp mắc bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Chính vì vậy, tất cả những trường hợp nghi ngờ cần được phát hiện nhanh, lấy mẫu kịp thời. Tất cả người dân có dấu hiệu ho, sốt phải thông báo với cơ sở y tế để được lấy mẫu xét nghiệm.
Để thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Công an thành phố phối hợp với các trung tâm y tế quận, huyện tiếp tục duy trì 30 chốt giám sát ra, vào thành phố, phun khử khuẩn phương tiện, đo thân nhiệt cho người dân; xử phạt những trường hợp không đeo khẩu trang.
“Tuần này là tuần quyết định dịch bệnh COVID-19 có bùng phát trên địa bàn hay không nên các đơn vị phải trực 24/24 giờ/7 ngày để tiếp nhận tin báo từ người dân, kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để có biện pháp xử lý khi phát hiện bệnh nhân mới. Đồng thời, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của người dân trên địa bàn”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều ngày 15-4-2020, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Hà Nội trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg đến ngày 22-4-2020 hoặc 30-4-2020, tùy tình hình thực tế căn cứ số ca lây nhiễm trong cộng đồng, thậm chí có thể kéo dài hơn nữa nếu vẫn có tình trạng lây nhiễm. “Thành công này là có sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của người dân, từ phường, xã đến các thôn, tổ dân phố, ban quản lý các tòa nhà. Tôi yêu cầu các đơn vị tiếp tục phát huy tinh thần này, trong thời gian tới quyết liệt hơn nữa. Trong tuần tới, nếu chúng ta phản ứng nhanh hơn với các trường hợp nghi ngờ thì sẽ khoanh được dịch”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Báo cáo về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho biết, đến 16 giờ, ngày 15-4-2020, thành phố Hà Nội đã ghi nhận 114 ca mắc COVID-19, trong đó có 2 ca mắc mới. 66,6% các trường hợp lây nhiễm được phát hiện đều không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua công tác xét nghiệm.
Đánh giá về nguy cơ lây nhiễm, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ổ dịch tại thôn Hạ Lôi (huyện Mê Linh) diễn biến phức tạp. Với 13 trường hợp mắc, nhiều trường hợp có liên quan, trong đó có các trường hợp là nhân viên y tế, vì vậy sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao ra cộng đồng, dự báo thời gian tới sẽ có thêm những trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng./.
Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
Triển khai quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội  (16/04/2020)
Chính phủ tìm phương án tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19  (14/04/2020)
Tạm ngừng nhập khẩu xăng, dầu: Nên hay không?  (13/04/2020)
Thành phố Hà Nội giao 650 tỷ đồng vốn uỷ thác giúp người dân vượt khó  (06/04/2020)
Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt  (03/04/2020)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển