Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc "chống dịch như chống giặc"
TCCS - Ngày 20-3-2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.
Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, đại diện Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Chính trị nghe Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch và những kết quả đạt được thời gian qua, dự báo sắp tới và một số kiến nghị, đề xuất.
Đến ngày 20-3-2020, trên thế giới đã ghi nhận hơn 255 nghìn người mắc COVID-19, hơn 10 nghìn người tử vong tại gần 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tác động sâu rộng tới sự phát triển kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của người dân ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hiện đã có 91 người mắc COVID-19, trong đó 17 người đã được chữa khỏi, chưa có người tử vong.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thống nhất với nhiều ý kiến phát biểu tại cuộc họp là cùng với chống dịch, cần chủ động, tích cực xây dựng và triển khai thực hiện thật tốt các chính sách, biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; có kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển du lịch, bảo đảm đời sống sinh hoạt bình thường của nhân dân, nhất là vùng có dịch. Bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cũng là thời cơ để tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh. Trước mắt, cần thúc đẩy đầu tư công trên cơ sở nguồn lực đã được bố trí để kích cầu, đồng thời bảo đảm nguồn lực dự phòng; tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, sản xuất lương thực, thực phẩm, bảo đảm an ninh lương thực, an sinh xã hội, chú trọng thị trường nội địa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Ngày 20-3-2020, Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị Bộ Chính trị và Hội nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 và đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của Thành ủy; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.
Căn cứ Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28-8-2018, của Bộ Chính trị, về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm, Ban Bí thư quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 bằng hình thức Khiển trách.
- Đồng chí Lê Thanh Hải trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cá nhân đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của Thành ủy, trực tiếp kết luận về nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Thành ủy. Với cương vị là Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của Ủy ban nhân dân Thành phố; trực tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của Hội đồng nhân dân Thành phố và quy định của Luật Ngân sách năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quá trình công tác, cống hiến, đóng góp của đồng chí đối với Thành phố Hồ Chí Minh; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017, của Bộ Chính trị, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015.
- Đồng chí Lê Hoàng Quân chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010 - 2015 và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng và của Ủy ban nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2011 - 2016 trong triển khai, tổ chức thực hiện Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng chí đã kết luận, chỉ đạo, cho chủ trương và ký một số văn bản không đúng quy định. Đồng chí đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để Ủy ban nhân dân Thành phố xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm.
Quá trình kiểm điểm, đồng chí đã cầu thị, nghiêm túc, tự giác nhận trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quá trình công tác, cống hiến, đóng góp của đồng chí đối với Thành phố Hồ Chí Minh; căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017, của Bộ Chính trị, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Lê Hoàng Quân bằng hình thức Cảnh cáo./.
Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
Agribank ủng hộ 10 tỷ đồng chung tay phòng, chống dịch COVID-19  (18/03/2020)
Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn căng mình trong tâm bão COVID-19  (18/03/2020)
Cả nước chia sẻ, chung tay đóng góp phòng, chống đại dịch COVID-19  (18/03/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển