Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn căng mình trong tâm bão COVID-19
TCCS - Số người nhiễm COVID-19 đang tăng nhanh trên toàn cầu, đối nghịch với thảm họa này là một thế giới “đứng im” - tức gần như mọi hoạt động kinh tế, sinh hoạt của người dân ngừng trệ, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã hiện hữu. Các nhà máy lọc dầu và các công ty phân phối xăng, dầu trên thế giới và Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn vô cùng khó khăn.
Nhu cầu xăng, dầu giảm mạnh
Trung Quốc là nơi bùng phát dịch COVID-19 và cũng là quốc gia bị ảnh hưởng kinh tế nặng nề nhất từ đại dịch này. Viện Nghiên cứu kinh tế và công nghệ ở Trung Quốc nhận định, nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay của Trung Quốc (nước tiêu thụ xăng, dầu nhiều nhất thế giới) trong quý I/2020 ước tính giảm 36% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, có khoảng hơn 200.000 chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc cũng như nhiều chuyến bay nội địa tại nước này đã bị hủy bỏ. Người dân được khuyến cáo hạn chế đến nơi đông người và đi du lịch, do đó, nhu cầu nhiên liệu bay dự báo giảm 47% trong quý I. Theo đó, năm 2020, dự báo, Trung Quốc sẽ giảm nhu cầu khoảng 3,2 triệu tấn nhiên liệu bay và 8 triệu tấn xăng dầu.
Các công ty lọc dầu ở Nhật cho biết, xăng và nhiên liệu bay giảm 1/4 doanh số bán hàng. Riêng nhiên liệu hàng không giảm khoảng 80% doanh thu do các chuyến bay nội địa ở Nhật và hàng trăm chuyến sang Trung Quốc bị tạm ngừng hoạt động.
Con số được đưa ra từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), dịch COVID-19 sẽ làm kinh tế thiệt hại từ 77 tỷ USD (kịch bản khả quan) đến 347 tỷ USD (kịch bản tồi tệ nhất), tương đương 0,1% - 0,4% GDP toàn cầu. Dịch bệnh đang khiến các hoạt động kinh tế đình trệ, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu theo đó sút giảm mạnh.
Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu sản phẩm lọc hóa dầu trong nước cũng giảm rất mạnh, các khách hàng của Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng, dầu giảm từ 30% - 40% so với cùng kỳ các năm trước, trong đó sản phẩm nhiên liệu bay Jet A1 có mức giảm sâu nhất.
Theo hợp đồng kỳ hạn năm 2020, tổng khối lượng xăng dầu BSR giao mỗi tháng cho các khách hàng vào khoảng 634.000 m3, gồm 302.000 m3 xăng 95/92; 272.000 m3 dầu DO và 60.000 m3 nhiên liệu bay Jet A1. Tuy nhiên, do dịch COVID-19, tồn kho xăng, dầu của BSR cũng đang có xu hướng tăng nhanh gần đạt ngưỡng khi các khách hàng đều giảm bình quân tới 30% kế hoạch do tình hình tiêu thụ và sức chứa gặp nhiều khó khăn.
Đối với sản phẩm LPG và hạt nhựa PP, nhiều khách hàng cũng đề nghị giảm sản lượng nhận hàng và giãn thời gian giao nhận hàng.
BSR vừa lo bán hàng vừa bảo đảm quân số để sản xuất an toàn
Đứng trước những thách thức lớn từ thị trường, Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến cho biết, hiện nay, BSR đang nỗ lực nghiên cứu, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Một mặt công ty tích cưc làm việc với từng khách hàng, đưa ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ để tối đa hoá khả năng tiếp nhận hàng hoá của khách hàng, mặt khác công ty từng bước điều chỉnh giảm công suất của nhà máy để phù hợp với sức chứa của nhà máy và khả năng tiếp nhận của khách hàng. Phương án gửi hàng hoá tại tổng kho của các đầu mối phân phối lớn cũng đã được nghiên cứu và triển khai khi thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, nhằm bảo đảm kho chứa tại nhà máy không bị tank-top (đầy kho) và nhà máy vẫn sản xuất an toàn.
Một thách thức khác đối với BSR, theo Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến, là bảo đảm an toàn sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên trong giai đoạn cao điểm của dịch COVID-19, nhất là với đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành, bảo dưỡng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Để bảo đảm nhà máy vận hành liên tục ổn định và an toàn, BSR đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 để chỉ đạo sát sao công tác này. Theo đó ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính phủ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, BSR còn đưa ra những quy định riêng, cụ thể để tăng cường việc ngăn ngừa khả năng lây nhiễm, trang bị các công cụ, dụng cụ để hỗ trợ người lao động, đồng thời xây dựng các kịch bản xảy ra các nguy cơ lây nhiễm để có giải pháp ứng phó kịp thời.
Đồng chí Bùi Minh Tiến tin tưởng rằng, với việc chủ động triển khai các giải pháp nêu trên công ty đang từng bước hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19 gây ra, đồng thời tiếp tục bình tĩnh ứng phó với những diễn biến có thể phức tạp hơn trong thời gian tới./.
Cả nước chia sẻ, chung tay đóng góp phòng, chống đại dịch COVID-19  (18/03/2020)
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam  (14/03/2020)
Đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế là những người lính xung kích trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh  (27/02/2020)
Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh kiểm tra khu vực cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19  (27/02/2020)
BSR chế thành công dung dịch rửa tay khô sát khuẩn phòng chống corona  (15/02/2020)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên