Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam – In-đô-nê-xi-a
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng phát triển, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này có chiều hướng tăng, nhập siêu giảm. Bộ Thương mại dự báo, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang In-đô-nê-xi-a năm nay sẽ đạt khoảng 1,3 tỉ USD...
Nhận lời mời của Tổng thống In-đô-nê-xi-a Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức In-đô-nê-xi-a trong 2 ngày từ 8 đến ngày 9-8-2007. In-đô-nê-xi-a là điểm dừng chân đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hành trình thăm chính thức 5 nước khu vực ASEAN gồm In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Mi-an-ma và Bru-nây. Đây cũng là chuyến thăm chính thức lần đầu tiên của Thủ tướng kể từ khi tái nhậm chức, đồng thời là chuyến thăm xã giao các nước ASEAN theo thông lệ của lãnh đạo các nước thành viên ASEAN. Chuyến thăm tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với các nước và trao đổi phương hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước láng giềng và khu vực, trong đó có Indonesia, nhất là trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Dự kiến trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống nước chủ nhà Susilo Bambang Yudhoyono, hội kiến với Phó Tổng thống Jusuf Kalla, tiếp một số giám đốc điều hành (CEO) hàng đầu của In-đô-nê-xi-a, thăm Ban Thư ký ASEAN tại Ja-kat-ta, dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - In-đô-nê-xi-a. Cũng trong chuyến thăm này, hai bên dự kiến sẽ ký một số văn kiện hợp tác về văn hóa và phòng chống tham nhũng.
Thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30-12-1955, đến nay quan hệ giữa hai nước Việt Nam và In-đô-nê-xi-a không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, từ 1990 đến nay, quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới với việc trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tiếp tục phát triển tốt đẹp và chặt chẽ hơn cả trong khuôn khổ song phương, trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Hai bên đã ký Hiệp định về hợp tác văn hóa, thương mại và các thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực như: kinh tế, khuyến khích và bảo đảm đầu tư, vận tải biển, vận chuyển hàng không dân dụng, hợp tác lâm nghiệp, MOU về Cuộc họp UBHH lần thứ 3 và Nghị định thư Bổ sung Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Khoa học kỹ thuật; Hợp tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và MOU về Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục; Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ XXI tháng 6-2003... Các Hiệp định và thỏa thuận hợp tác trên góp phần quan trọng nâng tầm mối quan hệ hai nước trở thành đối tác chiến lược và toàn diện trong thời gian tới.
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - In-đô-nê-xi-a trong mấy năm qua cũng ngày càng phát triển, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này có chiều hướng tăng, nhập siêu giảm. Từ năm 2006, In-đô-nê-xi-a đã trở thành một trong bảy nước khu vực châu Á nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đạt trên 1 tỉ USD. Trên cơ sở mức tăng trưởng xuất khẩu hàng của Việt Nam sang thị trường này thời gian qua, Bộ Thương mại dự báo, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang In-đô-nê-xi-a sẽ đạt khoảng 1,3 tỉ USD và đến năm 2010 có thể lên tới 1,75 tỉ USD.
Theo thống kê từ Bộ Thương mại, 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang In-đô-nê-xi-a tăng tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 766,470 triệu USD. Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang In-đô-nê-xi-a có mức tăng cao về lượng như dầu thô tăng 11,7%; gạo tăng 7,14 lần; cà phê tăng 45 lần; chè tăng 3,8 lần; cao su tăng 1,25 lần... Mặt hàng lạc nhân, sau nhiều năm mất thị trường, thì 6 tháng đầu năm nay, đã lại xuất được hơn 5.000 tấn với trị giá trên 3,5 triệu USD. Những mặt hàng mới như đường, gốm sứ năm nay cũng đã có chỗ đứng tại thị trường này, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu và đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường In-đô-nê-xi-a.
Về đầu tư, In-đô-nê-xi-a tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi Pô-li-ex-te và hoạt chất tẩy rửa DBSA, may mặc và dịch vụ dầu khí. Tính đến tháng 6-2007, tổng số vốn In-đô-nê-xi-a đầu tư vào Việt Nam là 137,5 triệu USD.
Hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch, an ninh quốc phòng... giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a thời gian qua cũng đạt những kết quả đáng mừng. Hai bên đang tiếp tục trao đổi đoàn thuộc các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp cả ở cấp Trung ương và địa phương...
Tin rằng, chuyến thăm chính thức In-đô-nê-xi-a lần này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ góp phần quan trọng vào nỗ lực nâng tầm mối quan hệ hai nước trở thành đối tác chiến lược và toàn diện trong thời gian tới.
“Một ASEAN trong trái tim của châu Á năng động”  (08/08/2007)
Kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2007  (08/08/2007)
Quốc hội khoá XII: Sự khởi đầu tốt đẹp  (07/08/2007)
Luật Cư trú có hâm nóng thị trường bất động sản Việt Nam?  (07/08/2007)
Phụng Hiệp đổi mới và phát triển  (07/08/2007)
Từ trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ  (07/08/2007)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay