Liên hợp quốc đề nghị tăng cường bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột
Trong báo cáo hằng năm gửi Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ ngày 11-5, Tổng Thư ký (TTK) LHQ Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) nhấn mạnh: năm 2010 là năm tồi tệ nữa đối với trẻ em trong các cuộc xung đột trên toàn cầu. TTK khẩn thiết kêu gọi chính phủ các nước tăng cường bảo vệ trẻ em trước các cuộc tấn công, tình trạng bắt trẻ em đi lính, giết hại, gây thương tật và các hình thức bạo lực tình dục.
TTK Ban Ki Mun khẳng định trường học phải là các địa điểm an toàn và khu vực hoà bình để trẻ em học tập và phát triển. Ông nêu bật hiện trạng trẻ em ở 22 nước trên thế giới, trong đó điển hình ở 15 nước đã tái diễn nghiêm trọng các cuộc tấn công quân sự vào các trường học và bệnh viện, buộc các địa điểm này phải đóng cửa hoặc bị sử dụng làm nơi tuyển mộ hoặc bắt trẻ em đi lính. Theo ông Ban Ki Mun, xu hướng này đang ngày càng nghiêm trọng ở các nước có xung đột và HĐBA cần quy trách nhiệm và trừng phạt những bên chủ mưu gây ra các cuộc tấn công này.
Báo cáo của TTK LHQ cũng ghi nhận tiến bộ ở Áp-ga-ni-xtan trong việc giải ngũ cũng như ngăn chặn tuyển mộ lính trẻ em trong quân đội nước này. Các bên trong cuộc xung đột ở Xô-ma-li, Phi-líp-pin cũng đã cam kết không tuyển mộ lính trẻ em và giải ngũ các đối tượng thuộc diện này. LHQ nhận định mặc dù tình trạng đối xử với trẻ em ở các nước xung đột vẫn nghiêm trọng trong năm 2011, nhưng điều đáng khuyến khích là ngày càng có nhiều bên tiếp cận LHQ để tham gia chương trình hành động về bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột.
Trong khi đó, Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) cũng công bố báo cáo cho thấy những bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi đang tác động tiêu cực tới tâm lý của trẻ em tại khu vực này. Số trẻ em thiệt mạng trong các cuộc đụng độ liên tục gia tăng, những em may mắn thoát chết thì luôn sống trong căng thẳng, sợ hãi. UNICEF khẳng định trẻ em cần được giúp đỡ để tái hòa nhập vào cuộc sống, quên đi thảm kịch bạo lực, tình trạng mất an ninh, và chính phủ các nước cần có giải pháp cụ thể cho mục tiêu này./.
FAO: Cần các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát giá lương thực ở châu Á  (12/05/2011)
Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc  (12/05/2011)
Tìm người “an ủi”  (12/05/2011)
Đối thoại chờ giải pháp  (11/05/2011)
Ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học - công nghệ trong nông, lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên  (11/05/2011)
Tăng cường quản lý hiệu quả nợ công ở nước ta  (11/05/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên