Nhiều ý kiến khác nhau về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự
Chiều 10-3, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Hội nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thảo luận dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5.
Các đại biểu nhất trí việc sửa đổi Bộ luật Hình sự sẽ giới hạn trong phạm vi một số điều có vấn đề gây bức xúc trong thực tiễn công tác thi hành pháp luật. Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Thu Ba báo cáo dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự, các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận và đi đến nhất trí việc sửa đổi Bộ luật Hình sự sẽ giới hạn trong phạm vi một số điều có vấn đề gây bức xúc trong thực tiễn công tác thi hành pháp luật, bổ sung một số điều để đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới và sửa đổi một số điều luật phù hợp với kỹ thuật lập pháp.
Các đại biểu đánh giá, dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã tiếp thu những đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại phiên họp tháng 12-2008 và ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các đại biểu đồng ý với đại đa số những sửa đổi, bổ sung trong dự luật và tập trung thảo luận về những vấn đề còn chưa hoàn thiện hoặc còn chưa nhận được sự nhất trí cao như việc giảm một số điều luật có hình phạt cao nhất là tử hình; sửa đổi cấu thành Tội khủng bố, chuyển từ chương XI sang chương XIX; bỏ tội sử dụng ma túy...
Qua quá trình thảo luận, các đại biểu đồng ý với dự án luật sửa đổi, bổ sung trong việc bỏ hình phạt tử hình đối với tội phạm quy định trong 8 điều luật trong tổng số 17 điều luật mà Chính phủ đề nghị bỏ hình phạt tử hình. Trong đó, việc nhất trí bỏ hình phạt tử hình đối với Tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 được thông qua sau nhiều ý kiến tranh luận của các đại biểu. Hội nghị đồng ý, để phù hợp với tình hình thực tế của đời sống xã hội, sẽ đề nghị nâng định lượng tối thiểu tài sản bị chiếm đoạt, giá trị tài sản làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự tại một số điều luật; bỏ tội sử dụng ma túy (điều 199 của luật Bộ luật Hình sự hiện hành); sửa đổi, bổ sung Tội mua bán phụ nữ (Điều 119) và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120) về một tội danh chung về buôn bán người. Điều 120 chỉ quy định về tội đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Tuy vậy, vẫn còn những ý kiến khác nhau về một số điều trong dự luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự như việc sửa đổi yếu tố cấu thành Tội khủng bố (Điều 84) và chuyển điều luật này từ chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia sang chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; việc bỏ hình phạt tử hình đối với tội tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194); sửa đổi, bổ sung một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về môi trường, tội phạm liên quan đến tin học.
Các đại biểu yêu cầu ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan, để tìm ra phương án phù hợp./.
Tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục cho mọi người  (11/03/2009)
Nhìn lại mười năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở  (11/03/2009)
Sau hai năm thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" ở Đảng bộ huyện Bảo Thắng  (11/03/2009)
Một khuyến nghị cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong khó khăn của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu  (11/03/2009)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhà nước Cô-oét  (11/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên