Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nhiệp hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2009
Ngày 10-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2009 theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ. Gần 300 doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam đã tham dự.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 của cả nước đạt 8,5 tỉ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao là: vàng và kim loại quý đạt 939 triệu USD; gạo đạt 1,054 triệu tấn, kim ngạch đạt 479 triệu USD, tăng 2,29 lần về lượng và 2,51 lần về giá. Tuy nhiên, ngoài gạo, mức tăng đột biến từ xuất khẩu vàng là điều đáng lo ngại, khi hàng loạt ngành hàng đều sụt giảm, nhất là các ngành hàng dệt may, đồ gỗ, thủy sản, linh kiện máy tính… giảm khá mạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, 2 tháng đầu năm, cả nước đã xuất siêu gần 500 triệu USD. Tuy nhiên, đằng sau con số này, có một điều rất đáng lo ngại là chỉ riêng vàng đã chiếm tới gần 1/2, số còn lại, chủ yếu là từ gạo. Những tháng tiếp theo, chúng ta sẽ phải đối mặt với thực tế là thị trường bị co lại, các đơn đặt hàng giảm mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Đại diện Hiệp hội Cây điều Việt Nam cho biết, bước sang năm 2009, đơn đặt hàng ký được về xuất khẩu nhân điều đã giảm tới 50% so với cùng kỳ năm 2008 và ở mức giá rất thấp. Theo đó, sản lượng xuất khẩu nhân điều năm nay dự kiến chỉ đạt khoảng 150.000 tấn, giảm 67 tấn so với năm ngoái. Khó khăn là thế, nhưng tất cả các hội viên đều không thể tiếp cận được mức hỗ trợ bù lãi suất cho vay vì không còn tài sản thế chấp.
Đa số ý kiến của các doanh nghiệp đều bức xúc vì còn quá nhiều rào cản trong việc tiếp cận với mức hỗ trợ 4% lãi suất của Chính phủ. Thực tế triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, dù Ủy ban nhân dân Thành phố đã rất linh hoạt trong việc bảo lãnh cho doanh nghiệp, nhưng đến nay cũng chỉ rất ít doanh nghiệp được vay ưu đãi. Nhiều chuyên gia cho rằng, để sử dụng hiệu quả gói kích cầu này, phải tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp có nhiều lao động, nhưng khi triển khai thì họ lại không nằm trong diện này.
Một số ý kiến cũng cho rằng, Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng đối tượng được thụ hưởng nhiều nhất lại chính là các ngân hàng thương mại. Vì trong quá trình triển khai, họ thường đưa ra các gói để doanh nghiệp lựa chọn. Muốn tránh phiền hà, một số doanh nghiệp đã chọn phương án vay vốn với lãi suất cao hơn là chọn các gói này để được vay ưu đãi.
Tại Hội nghị, nhiều ý kiến từ các doanh nghiệp đi tới thống nhất, để triển khai Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP có hiệu quả, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng cần:
- Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu. Chính phủ hỗ trợ kinh phí xây dựng kho dự trữ nguyên liệu, thuê kho ngoại quan ở nước ngoài; mời doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam tiếp cận hàng xuất khẩu...
- Theo quy định, chỉ những doanh nghiệp có vốn 20 tỉ đồng và 500 lao động, không có tài sản thế chấp mới được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho vay tại ngân hàng thương mại. Song, rất ít doanh nghiệp ngành điều, dệt may có 500 lao động. Như vậy, nhiều doanh nghiệp đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động vẫn nằm ngoài chính sách này. Quy định này cần được sửa đổi cho phù hợp.
- Việc áp dụng bù lãi suất cho vay không nên cố định ở mức 4% mà vẫn tăng, giảm theo từng ngành hàng.
Ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 13% trong năm nay là cực kỳ khó khăn, vì vậy ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp thì chưa đủ mà cần phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ và các bộ, ngành. Theo ông, bên cạnh việc áp dụng cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tài sản thế chấp được vay vốn ngân hàng thương mại, Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên đề xuất mở rộng thêm các doanh nghiệp thâm dụng lao động, căn cứ trên tỉ lệ vốn với tỉ lệ sử dụng lao động để được hưởng cơ chế này./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhà nước Cô-oét  (11/03/2009)
Những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội  (10/03/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 2-3-2009 đến 8-3-2009)  (10/03/2009)
Lễ phát động Chương trình “Điện Biên cất cánh”  (10/03/2009)
Lãi suất huy động tăng nhẹ  (10/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên