Năm giải pháp bình ổn thị trường bất động sản
Bộ Xây dựng vừa đề xuất 5 giải pháp bình ổn và phát triển thị trường bất động sản, trong bối cảnh thời gian gần đây thị trường liên tục có những diễn biến bất thường theo chiều hướng khó kiểm soát.
Giải pháp cơ bản được đặc biệt nhấn mạnh là tăng cung hàng hóa, nhất là nhà ở, văn phòng và nhà xưởng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, nguyên nhân gây nên các đợt “sốt” nhà đất và tình trạng chen lấn tranh mua trong thời gian qua chủ yếu là do nguồn cung không dồi dào.
Bởi vậy, các địa phương được đề nghị khẩn trương rà soát, lập danh mục theo thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư bất động sản, nhất là các dự án phát triển nhà ở, văn phòng cho thuê, khu đô thị mới, khu công nghiệp; đẩy mạnh cải tiến thủ tục đầu tư, thủ tục giao đất, giải phóng mặt bằng và có chế tài cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc giải quyết các thủ tục này.
Về lâu dài, theo Bộ Xây dựng, các địa phương cần xây dựng chương trình phát triển nhà ở xã hội thành một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng nhằm tạo thuận lợi về nhà ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp.
Ngoài ra, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến bất động sản cũng được Bộ đề xuất, trong đó nhấn mạnh đến các chính sách tín dụng phù hợp với yêu cầu thị trường. Cùng với đó là yêu cầu phải triển tăng tính công khai minh bạch trong các giao dịch bất động sản; điều chỉnh, bổ sung một số loại thuế và lệ phí liên quan theo hướng khuyến khích sử dụng có hiệu quả bất động sản.
Sau khi tăng quá “nóng” vào nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008, chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với giá căn hộ chung cư cao tầng tăng 30% - 50% so với năm trước đó; thị trường bất động sản đã đột ngột chững lại khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện một loạt các chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát như hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, tăng lãi suất cho vay và điều chỉnh một số sắc thuế liên quan đến bất động sản để hạn chế đầu cơ.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, giá nhà đất hiện đã giảm từ 15-20%, số lượng rao bán tăng nhưng số lượng giao dịch thực tế không đáng kể. Ngay cả với thị trường căn hộ cao cấp, biệt thự vốn có nhiều dự báo lạc quan, cũng rơi vào tình trạng “bán không ai mua”.
Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch khẳng định phản ứng như vậy của thị trường bất động sản trong thời gian gần đây là rất tích cực. Giá nhà đất đã lên cao một cách phi thực tế trong đợt “sốt” vừa qua và tất yếu phải tiến sang giai đoạn tự điều chỉnh.
Còn tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng giá bất động sản dù chưa thể giảm ngay, song cũng không thể tăng nóng như năm vừa qua, vì những chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước đang phát huy tác dụng tích cực và nguồn cung nhà ở tại khu vực này cũng bắt đầu tăng.
Trong năm nay, một loạt các dự án chung cư cao cấp tại Hà Nội sẽ hoàn thành, trong đó riêng Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội sẽ cung cấp tới hơn 260.000 m2 sàn nhà ở. Đó là chưa kể tới nhiều dự án mới sẽ được triển khai trong năm nay./.
Thị trường thế chấp nhà đất Mỹ thua lỗ gần 1.000 tỉ USD  (10/04/2008)
Giáo dục Việt Nam: Phát triển vì sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và đầy đủ  (10/04/2008)
Hội nghị cấp cao NATO: kết quả không như Mỹ mong đợi  (10/04/2008)
Kinh tế Đông Á: thành tựu và triển vọng  (10/04/2008)
Du lịch Khánh Hòa trong chiến lược kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội địa phương  (10/04/2008)
Xây dựng chính quyền xã vùng đồng bào dân tộc tây Nguyên vững mạnh  (10/04/2008)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên