Các đại biểu Quốc hội thảo luận về một số dự án luật
23:10, ngày 28-05-2019
TCCSĐT - Ngày 28-5-2019, các đại biểu Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật Lực lượng dự bị động viên và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Nhiều ý kiến khác nhau về thẩm quyền quyết định danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
Liên quan đến thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn cho từng dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhiều ý kiến cho rằng, Quốc hội quyết định là hoàn toàn khả thi, không mất thời gian nếu Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng nguyên tắc, định hướng và khi đầu tư từ trung ương không dàn trải hàng ngàn công trình như hiện nay mà chỉ tập trung vào một số ít công trình lớn, quan trọng, liên kết vùng miền là những cú huých tạo động lực tăng trưởng. Đầu tư không dàn trải, là những cú huých tạo động lực tăng trưởng. Các đại biểu phân tích, Hiến pháp khẳng định Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhiệm vụ của Quốc hội là hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kế hoạch đầu tư công trung hạn chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội. Danh mục dự án là một bộ phận trung tâm hạt nhân, có tính chất quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu tách rời danh mục dự án thì kế hoạch đầu tư công trung hạn không còn ý nghĩa và như vậy Quốc hội sẽ không còn vai trò, vị trí của mình là quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhấn mạnh “Quốc hội quyết định mới bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền hạn về phân bổ ngân sách trung ương theo Hiến pháp, vì dự án là linh hồn của kế hoạch đầu tư. Xem xét kế hoạch đầu tư mà không xem xét từ dự án, mức vốn cho từng dự án thì chỉ là hình thức, vì không xem từng dự án thì không thể cộng ra tổng tiền của kế hoạch và cũng không thể biết việc đầu tư có phù hợp với nguồn lực, tuân thủ định hướng đầu tư, nguyên tắc phân bổ vốn hay không”. Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn cho từng dự án đầu tư từ ngân sách trung ương cũng là thông lệ của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Chính phủ phải trình đi trình lại nhiều lần là do chuẩn bị chưa đạt yêu cầu; Quốc hội hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể từ chối khi Chính phủ chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định.
Do đó, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, Chính phủ đề xuất trao thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn cho Chính phủ vì lý do mất thời gian, phát sinh thủ tục và số lượng dự án nhiều là không thuyết phục. Việc đa số ý kiến thống nhất quy định Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn cho các dự án đầu tư từ ngân sách trung ương là đầy đủ căn cứ, đảm bảo quyền thực chất của Quốc hội. Và nếu Chính phủ chuẩn bị tốt sẽ không có vướng mắc gì. Tùy vào chất lượng kế hoạch, Quốc hội có thể quyết định hoặc giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc giao cho Chính phủ quyết định sau khi xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như đang làm hiện nay.
Tán thành quan điểm trên, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phân tích, Hiến pháp khẳng định Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhiệm vụ của Quốc hội là hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kế hoạch đầu tư công trung hạn chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội. Danh mục dự án là một bộ phận trung tâm hạt nhân, có tính chất quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu tách rời danh mục dự án thì kế hoạch đầu tư công trung hạn không còn ý nghĩa và như vậy Quốc hội sẽ không còn vai trò, vị trí của mình là quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Đại biểu Lê Thanh Vân cũng cho rằng, theo quy định của Hiến pháp, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền hành pháp. Nếu việc này cho Chính phủ sẽ không đúng với nguyên tắc phân công quyền lực, tổ chức quyền lực nhà nước. Trên thực tế, kế hoạch đầu tư công trung hạn sở dĩ có trục trặc, không thực hiện được theo Luật Đầu tư công là do năng lực của bộ máy tham mưu giúp việc của Chính phủ chưa làm tròn trách nhiệm mà Quốc hội trao.
Trong khi đó, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho rằng, để bảo đảm quan điểm khi xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) là phân cấp, phân quyền mạnh, gắn với quy định rõ trách nhiệm, cần phải rõ trách nhiệm, kiểm tra, giám sát đảm bảo điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công linh hoạt, hiệu quả, sát thực tế, phù hợp với quy định của pháp luật. Tán thành phương án Quốc hội quyết định tổng mức, giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo đúng khung kế hoạch đầu tư công trung hạn được Quốc hội thông qua, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh lý giải, nếu quy định phương án Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn có thể phát sinh những khó khăn do quy trình lọc dự án và thực hiện thủ tục chuẩn bị dự án, các đơn vị không thể chuẩn bị kịp thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án tại thời điểm báo cáo Quốc hội, chỉ có thể tổng hợp được các dự án chuyển tiếp và một số dự án hoàn thiện thủ tục và chủ chương đầu tư.
Với số lượng khoảng 9.000 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Trung ương, việc Quốc hội phê duyệt điều chỉnh danh mục mức vốn cho từng dự án là không thực tế và không có tính khả thi, việc nghiên cứu số lượng lớn tài liệu này của các vị đại biểu Quốc hội trong thời gian ngắn là không đáp ứng được chất lượng và trên thực tế, Quốc hội cũng không đủ thời gian, nguồn lực để thẩm định nội dung điều chỉnh, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh.
Tranh luận lại ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, giải trình của Chính phủ về việc giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo kế hoạch đầu tư công trung hạn được Quốc hội thông qua là chưa thuyết phục. Vấn đề cần mổ xẻ là đầu tư công thời gian qua chậm do vướng quy định của pháp luật hay khâu tổ chức thực hiện chưa đạt yêu cầu. Nếu do vướng quy định của pháp luật, cần mổ xẻ để sửa luật nhưng nếu pháp luật đã phù hợp, không có cản trở mà là do khâu tổ chức thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu sự tập trung, làm chậm trễ thì phải điều chỉnh ở khâu này. Từ thực tiễn thực hiện của Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu cho biết, vướng chủ yếu từ khâu tổ chức thực hiện. Bà đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ vấn đề này. “Giải trình của Chính phủ có nói là sợ mất thời gian của Quốc hội, tôi nghĩ đây không phải là vấn đề. Những vấn đề quan trọng của quốc gia thì cần bao nhiêu thời gian, Quốc hội cũng có thể đảm đương được và đó là sự cần thiết”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ, “chúng tôi hoàn toàn đồng ý thẩm quyền này thuộc về Quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề ngân sách”. Ông cho rằng, kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ là một khung cho cả 5 năm, còn Quốc hội vẫn quyết định, phê duyệt và giao kế hoạch ngân sách cho từng dự án theo ngân sách hằng năm. Tuy nhiên, với 9.600 dự án của nhiệm kỳ vừa rồi và cũng khoảng chừng đó dự án trong nhiệm kỳ tới là một khối lượng rất lớn, nếu Quốc hội thực hiện quyền của mình để quyết định vấn đề này, ông băn khoăn “có khả thi không?”.
Dẫn quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cấp nào quyết định, cấp đó điều chỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu: “chúng ta điều chỉnh dự án liên tục do thực tế. Ví dụ, do đấu thầu thừa ra khoảng 10 tỷ đồng, hay do tên của một dự án chỉ cần điều chỉnh một chút, đấy là điểm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp lý, nhưng chúng ta vẫn phải làm một động tác là phải báo cáo lại Quốc hội, vì Quốc hội đã quyết định việc đó, như vậy khối lượng rất khổng lồ”. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, “nếu giao cho Chính phủ điều hành thì linh hoạt hơn, nhẹ hơn cho công việc của Quốc hội”, vì Quốc hội một năm có 2 kỳ họp, mỗi kỳ một tháng nhưng có rất nhiều nội dung, công việc,nếu chỉ sa đà vào thực hiện một việc sẽ rất khó cho Quốc hội và tính khả thi yếu đi.
Trước những ý kiến còn khác nhau, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Ông đề nghị các đại biểu nghiên cứu trước để thể hiện ý kiến bằng hệ thống điện tử vào buổi sáng 29-5, trước khi thảo luận tổ.
Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và thảo luận ở Tổ về hai dự án luật trên.
Tạo hành lang pháp lý để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả, hiệu lực
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, trong đó nêu rõ: Mục tiêu của Luật là xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt khẳng định, Ủy ban Quốc phòng An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay; đồng thời, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lực lượng dự bị động viên.
Việc ban hành Luật cũng góp phần khắc phục những vướng mắc, bất cập và hạn chế sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về Luật; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, nhất là các luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị nghiên cứu các ý kiến góp ý của một số đại biểu về tính hợp hiến, sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng của dự thảo Luật để rà soát, chỉnh lý nội dung cho phù hợp; giải quyết hài hòa, hợp lý chủ trương xây dựng, tổ chức lực lượng dự bị động viên hùng hậu nhưng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, bám sát tình hình, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay.
Thảo luận ở Tổ về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên. Việc xây dựng, ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên trong thời điểm này rất cần thiết. Pháp lệnh Lực lượng dự bị động viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1996, sau hơn 20 năm thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ sở góp phần thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị động viên nói riêng ngày càng hùng hậu, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Một số đại biểu cho rằng, qua thời gian thực hiện ở các địa phương, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, Nhà nước cũng như quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lực lượng dự bị động viên chưa được thể chế và cụ thể hóa. Một số nội dung của pháp lệnh chưa được thống nhất, đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Quản lý, quy định cụ thể việc cấp và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Về dự án Luật này, Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày cho thấy, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị hợp nhất dự thảo Luật này với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc ban hành Luật này nhằm quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, minh bạch trình tự, thủ tục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và các trường hợp hạn chế quyền công dân trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thời gian qua. Dự thảo Luật này và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam khác nhau về đối tượng áp dụng, nội dung điều chỉnh, thủ tục hành chính, các loại giấy tờ được cấp và nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước… nên đề nghị không hợp nhất.
Thảo luận tại Tổ, nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm tán thành với sự cần thiết của việc ban hành Luật, qua đó góp phần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, tạo thuận lợi cho công dân trong hoạt động xuất nhập cảnh; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu, cấp, quản lý và sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh. Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) cho rằng, cần quản lý chặt chẽ việc cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ, theo đó việc quy định cụ thể, tách bạch đối tượng cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ là rất cần thiết. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh), vấn đề giấy tờ xuất nhập cảnh được quy định trong dự thảo Luật cần bổ sung nội dung để Chính phủ quy định chi tiết việc cấp hộ chiếu điện tử thống nhất trong toàn quốc. Về việc cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài được quy định tại Điều 13, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo dự thảo lại nội dung này rõ ràng, cụ thể hơn, nêu rõ những trường hợp nào phải xuất trình loại giấy tờ nào để chứng minh khi làm thủ tục.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nhấn mạnh “Quốc hội quyết định mới bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền hạn về phân bổ ngân sách trung ương theo Hiến pháp, vì dự án là linh hồn của kế hoạch đầu tư. Xem xét kế hoạch đầu tư mà không xem xét từ dự án, mức vốn cho từng dự án thì chỉ là hình thức, vì không xem từng dự án thì không thể cộng ra tổng tiền của kế hoạch và cũng không thể biết việc đầu tư có phù hợp với nguồn lực, tuân thủ định hướng đầu tư, nguyên tắc phân bổ vốn hay không”. Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn cho từng dự án đầu tư từ ngân sách trung ương cũng là thông lệ của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, Chính phủ phải trình đi trình lại nhiều lần là do chuẩn bị chưa đạt yêu cầu; Quốc hội hay Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể từ chối khi Chính phủ chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định.
Do đó, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng, Chính phủ đề xuất trao thẩm quyền quyết định danh mục, mức vốn cho Chính phủ vì lý do mất thời gian, phát sinh thủ tục và số lượng dự án nhiều là không thuyết phục. Việc đa số ý kiến thống nhất quy định Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn cho các dự án đầu tư từ ngân sách trung ương là đầy đủ căn cứ, đảm bảo quyền thực chất của Quốc hội. Và nếu Chính phủ chuẩn bị tốt sẽ không có vướng mắc gì. Tùy vào chất lượng kế hoạch, Quốc hội có thể quyết định hoặc giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc giao cho Chính phủ quyết định sau khi xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như đang làm hiện nay.
Tán thành quan điểm trên, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) phân tích, Hiến pháp khẳng định Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao, nhiệm vụ của Quốc hội là hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và những nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kế hoạch đầu tư công trung hạn chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội. Danh mục dự án là một bộ phận trung tâm hạt nhân, có tính chất quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn. Nếu tách rời danh mục dự án thì kế hoạch đầu tư công trung hạn không còn ý nghĩa và như vậy Quốc hội sẽ không còn vai trò, vị trí của mình là quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Đại biểu Lê Thanh Vân cũng cho rằng, theo quy định của Hiến pháp, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền hành pháp. Nếu việc này cho Chính phủ sẽ không đúng với nguyên tắc phân công quyền lực, tổ chức quyền lực nhà nước. Trên thực tế, kế hoạch đầu tư công trung hạn sở dĩ có trục trặc, không thực hiện được theo Luật Đầu tư công là do năng lực của bộ máy tham mưu giúp việc của Chính phủ chưa làm tròn trách nhiệm mà Quốc hội trao.
Trong khi đó, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) cho rằng, để bảo đảm quan điểm khi xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) là phân cấp, phân quyền mạnh, gắn với quy định rõ trách nhiệm, cần phải rõ trách nhiệm, kiểm tra, giám sát đảm bảo điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư công linh hoạt, hiệu quả, sát thực tế, phù hợp với quy định của pháp luật. Tán thành phương án Quốc hội quyết định tổng mức, giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo đúng khung kế hoạch đầu tư công trung hạn được Quốc hội thông qua, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh lý giải, nếu quy định phương án Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn có thể phát sinh những khó khăn do quy trình lọc dự án và thực hiện thủ tục chuẩn bị dự án, các đơn vị không thể chuẩn bị kịp thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án tại thời điểm báo cáo Quốc hội, chỉ có thể tổng hợp được các dự án chuyển tiếp và một số dự án hoàn thiện thủ tục và chủ chương đầu tư.
Với số lượng khoảng 9.000 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Trung ương, việc Quốc hội phê duyệt điều chỉnh danh mục mức vốn cho từng dự án là không thực tế và không có tính khả thi, việc nghiên cứu số lượng lớn tài liệu này của các vị đại biểu Quốc hội trong thời gian ngắn là không đáp ứng được chất lượng và trên thực tế, Quốc hội cũng không đủ thời gian, nguồn lực để thẩm định nội dung điều chỉnh, đại biểu Tôn Ngọc Hạnh nhấn mạnh.
Tranh luận lại ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, giải trình của Chính phủ về việc giao Chính phủ quyết định, điều chỉnh danh mục dự án theo kế hoạch đầu tư công trung hạn được Quốc hội thông qua là chưa thuyết phục. Vấn đề cần mổ xẻ là đầu tư công thời gian qua chậm do vướng quy định của pháp luật hay khâu tổ chức thực hiện chưa đạt yêu cầu. Nếu do vướng quy định của pháp luật, cần mổ xẻ để sửa luật nhưng nếu pháp luật đã phù hợp, không có cản trở mà là do khâu tổ chức thiếu đồng bộ, nhất quán, thiếu sự tập trung, làm chậm trễ thì phải điều chỉnh ở khâu này. Từ thực tiễn thực hiện của Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu cho biết, vướng chủ yếu từ khâu tổ chức thực hiện. Bà đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ vấn đề này. “Giải trình của Chính phủ có nói là sợ mất thời gian của Quốc hội, tôi nghĩ đây không phải là vấn đề. Những vấn đề quan trọng của quốc gia thì cần bao nhiêu thời gian, Quốc hội cũng có thể đảm đương được và đó là sự cần thiết”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ, “chúng tôi hoàn toàn đồng ý thẩm quyền này thuộc về Quốc hội. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quyết định tất cả những vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có vấn đề ngân sách”. Ông cho rằng, kế hoạch đầu tư công trung hạn chỉ là một khung cho cả 5 năm, còn Quốc hội vẫn quyết định, phê duyệt và giao kế hoạch ngân sách cho từng dự án theo ngân sách hằng năm. Tuy nhiên, với 9.600 dự án của nhiệm kỳ vừa rồi và cũng khoảng chừng đó dự án trong nhiệm kỳ tới là một khối lượng rất lớn, nếu Quốc hội thực hiện quyền của mình để quyết định vấn đề này, ông băn khoăn “có khả thi không?”.
Dẫn quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cấp nào quyết định, cấp đó điều chỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu: “chúng ta điều chỉnh dự án liên tục do thực tế. Ví dụ, do đấu thầu thừa ra khoảng 10 tỷ đồng, hay do tên của một dự án chỉ cần điều chỉnh một chút, đấy là điểm hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp lý, nhưng chúng ta vẫn phải làm một động tác là phải báo cáo lại Quốc hội, vì Quốc hội đã quyết định việc đó, như vậy khối lượng rất khổng lồ”. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, “nếu giao cho Chính phủ điều hành thì linh hoạt hơn, nhẹ hơn cho công việc của Quốc hội”, vì Quốc hội một năm có 2 kỳ họp, mỗi kỳ một tháng nhưng có rất nhiều nội dung, công việc,nếu chỉ sa đà vào thực hiện một việc sẽ rất khó cho Quốc hội và tính khả thi yếu đi.
Trước những ý kiến còn khác nhau, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội thông qua hệ thống công nghệ thông tin. Ông đề nghị các đại biểu nghiên cứu trước để thể hiện ý kiến bằng hệ thống điện tử vào buổi sáng 29-5, trước khi thảo luận tổ.
Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và thảo luận ở Tổ về hai dự án luật trên.
Tạo hành lang pháp lý để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả, hiệu lực
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, trong đó nêu rõ: Mục tiêu của Luật là xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt khẳng định, Ủy ban Quốc phòng An ninh nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay; đồng thời, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lực lượng dự bị động viên.
Việc ban hành Luật cũng góp phần khắc phục những vướng mắc, bất cập và hạn chế sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về Luật; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, nhất là các luật điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị nghiên cứu các ý kiến góp ý của một số đại biểu về tính hợp hiến, sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng của dự thảo Luật để rà soát, chỉnh lý nội dung cho phù hợp; giải quyết hài hòa, hợp lý chủ trương xây dựng, tổ chức lực lượng dự bị động viên hùng hậu nhưng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, bám sát tình hình, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay.
Thảo luận ở Tổ về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với tờ trình của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên. Việc xây dựng, ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên trong thời điểm này rất cần thiết. Pháp lệnh Lực lượng dự bị động viên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1996, sau hơn 20 năm thực hiện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ sở góp phần thực hiện xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị động viên nói riêng ngày càng hùng hậu, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Một số đại biểu cho rằng, qua thời gian thực hiện ở các địa phương, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, Nhà nước cũng như quy định mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến lực lượng dự bị động viên chưa được thể chế và cụ thể hóa. Một số nội dung của pháp lệnh chưa được thống nhất, đồng bộ với văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Quản lý, quy định cụ thể việc cấp và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Về dự án Luật này, Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày cho thấy, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Luật. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị hợp nhất dự thảo Luật này với Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, việc ban hành Luật này nhằm quy định đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, minh bạch trình tự, thủ tục quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và các trường hợp hạn chế quyền công dân trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thời gian qua. Dự thảo Luật này và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam khác nhau về đối tượng áp dụng, nội dung điều chỉnh, thủ tục hành chính, các loại giấy tờ được cấp và nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước… nên đề nghị không hợp nhất.
Thảo luận tại Tổ, nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm tán thành với sự cần thiết của việc ban hành Luật, qua đó góp phần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, tạo thuận lợi cho công dân trong hoạt động xuất nhập cảnh; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu, cấp, quản lý và sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh. Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn (Ninh Bình) cho rằng, cần quản lý chặt chẽ việc cấp hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ, theo đó việc quy định cụ thể, tách bạch đối tượng cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ là rất cần thiết. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh), vấn đề giấy tờ xuất nhập cảnh được quy định trong dự thảo Luật cần bổ sung nội dung để Chính phủ quy định chi tiết việc cấp hộ chiếu điện tử thống nhất trong toàn quốc. Về việc cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài được quy định tại Điều 13, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo dự thảo lại nội dung này rõ ràng, cụ thể hơn, nêu rõ những trường hợp nào phải xuất trình loại giấy tờ nào để chứng minh khi làm thủ tục.
Một số ý kiến khác đề nghị bổ sung các quy định về sử dụng hộ chiếu, vì cho rằng dự thảo Luật mới chỉ quy định đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông nhưng chưa quy định các trường hợp được sử dụng đối với mỗi loại hộ chiếu; đề nghị bổ sung quy định về hình thức, nội dung và thời hạn của hộ chiếu. Các đại biểu cũng nêu thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam”, vì vậy đề nghị Bộ Công an cần sớm hoàn thành các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm kịp thời việc sản xuất hộ chiếu có gắn chíp điện tử và vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới  (28/05/2019)
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới  (28/05/2019)
100 học viên Trường Đại học Kinh Bắc được trao Bằng Thạc sỹ  (28/05/2019)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm