“Chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều không nhiều”
Người phát ngôn của Chính phủ cho rằng, việc nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên chọn Việt Nam cho thấy vị thế, vị trí quan trọng của Việt Nam trong đóng góp với hòa bình thế giới và khu vực.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Việt Nam “được rất nhiều” khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai.
Tổ chức thành công
Nói điều này tại phiên họp báo Chính phủ chiều 01-3, Bộ trưởng khẳng định, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều lần hai tổ chức tại Hà Nội là cơ hội tuyệt vời với Việt Nam trên nhiều phương diện. Sự kiện này đã khẳng định vai trò nước chủ nhà.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc nước chủ nhà Việt Nam đã bảo đảm tốt an toàn, an ninh trong toàn bộ thời diễn ra hội nghị và để lại ấn tượng sâu sắc cho cả thế giới.
Người phát ngôn của Chính phủ cũng nhắc tới sự phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng và sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng để có được những kết quả trên.
Bộ trưởng kể chuyện, khi lên Đồng Đăng, Lạng Sơn, ông đã thấy người dân tự tháo gỡ lều bạt mà mọi người cho là rào cản tới giao thông mà không cần các cơ quan đi cưỡng chế.
Từ đó, điều Bộ trưởng muốn nhắc tới là sự đón tiếp nồng nhiệt, hân hoan, sự tham gia của người dân Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Tuy vậy, Bộ trưởng cũng cho rằng, đây là sự kiện lớn và việc đưa ra vấn đề lớn thì không thể gặp gỡ “một chốc một lát”. Theo Bộ trưởng, hội nghị này có thể tạo ra định hướng tương lai để các bên bàn giải pháp mạnh mẽ hơn cho vấn đề phi hạt nhân và phát triển kinh tế của Triều Tiên.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Ta đã tổ chức thành công sự kiện. Ông nhắc tới các ký kết trị giá 21 tỷ USD của các doanh nghiệp trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Donald Trump.
Ta được rất nhiều
Câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là: Việt Nam có thống kê chi phí tổ chức bỏ ra và số tiền thu lại với Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai không?
Theo Bộ trưởng, báo chí trước đó đã nêu về việc Singapore bỏ 20 triệu USD và thu về 500 triệu USD hoặc 800 triệu USD.
Với Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định: Ta chưa tổng hợp chi phí nhưng không nhiều.
Tuy nhiên, vấn đề Bộ trưởng nhấn mạnh là “ta được rất nhiều, có cái nhìn thấy, có cái không”.
Theo Bộ trưởng, cái được thứ nhất là việc nhà lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên chọn Việt Nam cho thấy vị thế, vị trí quan trọng của Việt Nam trong đóng góp với hòa bình thế giới và khu vực.
Điều này càng được khẳng định khi Việt Nam đã đăng cai hoàn hảo sự kiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo những gì tốt nhất có thể.
“Ta thu được nhiều ấn tượng, ngay cả bạn bè, báo chí quốc tế đều nêu”, Bộ trưởng nói.
Vấn đề nữa Bộ trưởng muốn nói là bạn bè thế giới biết tới hình ảnh đất nước con người Việt Nam.
Trước đó, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã kết thúc ngày 28-02.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai tại Hà Nội, chiều 28-02, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, mặc dù ông và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã có một cuộc đối thoại tốt đẹp và mang tính xây dựng nhưng hai ông chưa thể đi đến một thỏa thuận./.
Quốc tế đánh giá cao công tác tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều  (01/03/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nỗ lực cao nhất để thúc đẩy tăng trưởng  (01/03/2019)
Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội hội kiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un  (01/03/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đón, hội đàm với Chủ tịch Triều Tiên  (01/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển