Phát huy thế mạnh là cơ sở hàng đầu trong nghiên cứu, tư vấn chính sách về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
TCCSĐT - Ngày 01-3-2019, tại Hà Nội, PGS, TS. Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương có buổi làm việc tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), tham dự phiên họp đầu tiên trong nhiệm kỳ mới của Hội đồng Tư vấn chính sách nhà trường.
Chú trọng nghiên cứu khoa học về xã hội và nhân văn
Ngày 25-12-2001, Thường trực Ban Bí thư ban hành Công văn số 1013-CV/VPTW, giao Đại học Quốc gia Hà Nội nhiệm vụ là đầu mối nghiên cứu chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn hóa… để báo cáo và tư vấn cho Đảng, Nhà nước. Thực hiện sự chỉ đạo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội giao Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thông qua Hội đồng Tư vấn chính sách của Nhà trường. Qua các nhiệm kỳ hoạt động, với sự tham gia của nhiều nhà quản lý và nhà khoa học đầu ngành, Hội đồng Tư vấn Chính sách đề xuất nhiều kiến nghị quan trọng. Tháng 02-2019, Nhà trường kiện toàn Hội đồng với 20 thành viên, trong đó GS, TS. Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương được làm Chủ tịch.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở nghiên cứu lớn về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. PGS, TS. Nguyễn Kim Sơn - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, Trường có đủ điều kiện để triển khai công tác tư vấn chính sách. Kể từ khi thành lập năm 2001 đến nay, qua các nhiệm kỳ hoạt động, Hội đồng Tư vấn Chính sách đã đề xuất nhiều kiến nghị mang tầm chiến lược, có những đề xuất có ý nghĩa rất quan trọng, như: kiến nghị về biển Đông, về Tây Nguyên, về Văn hóa Óc Eo và vùng đất Nam Bộ... Đồng chí khẳng định, thông qua Hội đồng Tư vấn Chính sách, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn sẽ tiếp tục tăng cường hoạt động tư vấn chính sách trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Một trong những hướng nghiên cứu chính sẽ được tập trung triển khai là các vấn đề chính sách về nguồn nhân lực, con người với những biến đổi của xã hội.
Những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ mới
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đồng thời với việc kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn luôn chú trọng kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa do tổ tiên truyền lại để xây dựng, không ngừng hoàn thiện chủ trương, đường lối. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, nhất là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Những năm gần đây, Đảng ban hành, lãnh đạo thực hiện nhiều nghị quyết quan trọng về trí thức, giáo dục, khoa học, văn hóa, xã hội, con người. Nghị quyết của Đảng chỉ rõ: xây dựng đội ngũ trí thức, nhất là các chuyên gia đầu ngành, góp phần nâng cao trí tuệ, sức sáng tạo của dân tộc; con người là trung tâm của chiến lược phát triển; văn hóa là nền tảng tinh thần, là nguồn lực nội sinh của dân tộc; giáo dục, đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; nhà trường phải gắn liền với xã hội, phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; khoa học - công nghệ là động lực chủ yếu của phát triển; khoa học xã hội và nhân văn góp phần xây dựng văn hóa, con người; đồng thời cung cấp những luận cứ vững chắc cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước... Qua đó, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn trong đời sống chính trị xã hội, đối với quốc gia, dân tộc.
Nhìn tổng thể hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn. Thế và lực của đất nước ngày càng mạnh. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn có vị trí, vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc cập nhật tri thức quốc tế, phát triển nghiên cứu cơ bản, đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về xã hội và con người Việt Nam.
Đồng chí Phạm Minh Chính đề nghị các nhà khoa học cần thường xuyên chú trọng nghiên cứu, góp phần làm sáng tỏ và tham gia tư vấn giúp Đảng, Nhà nước giải quyết tốt các mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh đã chỉ ra; đồng thời tin tưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong đó Hội đồng Tư vấn Chính sách là hạt nhân, sẽ có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình xây dựng Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; các cấp, bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, nghiên cứu, xây dựng Chiến lược quốc gia thu hút nhân tài theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII…
Trước đó, mở đầu phiên họp, GS, TS. Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thay mặt Nhà trường công bố, trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chính sách Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nhiệm kỳ mới cho GS, TS. Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Hiệu trưởng Nhà trường./.
Lực lượng vũ trang của Thành phố cần nâng cao chất lượng huấn luyện để chiến thắng trong mọi tình huống  (01/03/2019)
Binh chủng Tăng thiết giáp tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2019  (01/03/2019)
Tỉnh An Giang xây dựng chuỗi liên kết từ giảm tình trạng bỏ học đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm  (01/03/2019)
Nghị quyết về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam - Nhìn từ thành phố cảng biển Đà Nẵng  (01/03/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên