Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ ngày 21-01-2019
21:42, ngày 21-01-2019
TCCSĐT - Ngày 21-01, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và làm việc với Tổng cục 2; chủ trì cuộc làm việc để nghe báo cáo về kết quả chế tạo và phóng vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam thuộc Dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất; chủ trì cuộc họp sơ kết 3 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Buổi sáng, cùng đi với Thủ tướng có Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong chuyến công tác, Thủ tướng làm việc với Đảng ủy Tổng cục 2, tham quan Phòng Truyền thống và trưng bày sản phẩm tình báo khoa học công nghệ.
Nói chuyện với cán bộ chủ chốt của Tổng cục, Thủ tướng khẳng định trải qua hơn 73 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Tình báo Quốc phòng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân; nêu cao chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập được nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng nhấn mạnh năm 2018 vừa qua, nhiệm vụ chính trị của Tổng cục tiếp tục yêu cầu cao, khẩn trương hơn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tình báo Quốc phòng tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành tốt, toàn diện các mặt công tác, trong đó có nhiều nội dung hoàn thành xuất sắc.
Tin tức tiếp tục có bước chuyển mạnh mẽ từ chất lượng sang hiệu quả; phục vụ kịp thời, tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xử lý đúng đắn, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ; góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, môi trường hòa bình, mối quan hệ với các nước để xây dựng và phát triển đất nước; hỗ trợ tích cực cho các bộ, ban, ngành, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ; dân chủ được mở rộng, kỷ luật được tăng cường, an ninh, an toàn tình báo được bảo đảm; cán bộ, nhân viên, chiến sỹ nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết thống nhất cao, Tổng cục vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019 và những năm tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu cán bộ, nhân viên, chiến sỹ Tổng cục 2 ra sức phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống Anh hùng của Tình báo Quốc phòng; quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với tình báo cách mạng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; giữ vững nguyên tắc, đổi mới mạnh mẽ cách làm, kiện toàn tổ chức tinh, gọn, hiệu quả, đúng chức năng; phát huy sức mạnh tổng hợp của các phương thức, lực lượng, xây dựng Tình báo Quốc phòng vững mạnh cả về tiềm lực và thế trận, hoàn thành tốt trọng trách là “tai”, “mắt” của Đảng, Nhà nước và Quân đội; xứng đáng là lực lượng chính trị đặc biệt tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân.
Nhân dịp năm mới 2019 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi; Thủ tướng gửi lời thăm hỏi và chúc Tết cán bộ, nhân viên, chiến sỹ và gia đình của Tình báo Quốc phòng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và không ngừng tiến bộ.
** Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc để nghe báo cáo về kết quả chế tạo và phóng vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam thuộc Dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất.
Theo báo cáo, sau khi được tên lửa đẩy Epsilon 4 của Nhật Bản phóng vào vũ trụ ngày 18-01 vừa qua, trung tâm điều khiển mặt đất đã bắt được tín hiệu và đã điều khiển được vệ tinh. Như vậy, vệ tinh MicroDragon do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo, nặng 50kg, bước đầu đã hoạt động bình thường thể hiện các thông số ban đầu thu được ổn định. Dự kiến, vệ tinh sẽ hoạt động ổn định trong 1-2 tuần tới...
Phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các kỹ sư trẻ trong quá trình nghiên cứu, chế tạo vệ tinh; cho rằng đây là cố gắng rất lớn của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam dưới sự chỉ đạo, phối hợp của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tướng cũng biểu dương Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trong việc phóng, thu nhận tín hiệu vệ tinh; ghi nhận, đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, chuyên gia, viện nghiên cứu, trường đại học nước này trong việc giúp đỡ Việt Nam đối với lĩnh vực mới này. Thủ tướng cùng nhìn nhận, đây là quá trình học tập, chuyển giao công nghệ chế tạo vệ tinh rất bài bản, thông qua đó, các kỹ sư trẻ Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh, làm nên nền tảng quan trọng dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản, cũng là nền tảng quan trọng để phát triển công nghệ vũ trụ tương lai.
Thủ tướng nêu rõ, đây là lĩnh vực mới của Việt Nam, ngành khoa học công nghệ cao, mang trí tuệ Việt Nam, có sự hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển, mở ra thời kỳ phát triển cho ngành vũ trụ Việt Nam. Kết quả này là "tin vui cho nhân dân trong những ngày đầu năm mới 2019 này", Thủ tướng nói và bày tỏ vui mừng vì bước đầu các kỹ sư Việt Nam đã làm chủ công nghệ.
Điều này cũng khẳng định, các kỹ sư trẻ Việt Nam đã làm chủ và sẵn sàng chế tạo các vệ tinh dưới 50kg, là tiền đề chế tạo những vệ tinh quan sát trái đất lớn hơn trong tương lai.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để duy trì ngọn lửa đam mê nghiên cứu, chế tạo vệ tinh của các nhà khoa học, kỹ sư để Việt Nam có bước phát triển mới trong công nghệ vũ trụ.
Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh, kết quả này là minh chứng tiếp nối thành công của Việt Nam trong các lĩnh vực quan trọng khác trong thời gian qua; nhất là việc khẳng định chủ quyền không gian trong thời đại công nghệ số; khẳng định năng lực thiết kế, chế tạo vệ tinh, từ lý thuyết đi tới thực hành.
Thủ tướng cũng biểu dương các cơ quan quản lý nhà nước, các kỹ sư trẻ đã dày công học tập, nghiên cứu trong việc chế tạo vệ tinh - là những người đặt nền tảng quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng căn dăn, trên thực tế, hạ tầng chưa có, đội ngũ kỹ sư còn mỏng, trung tâm điều khiển chưa có..., do đó, các cơ quan, tổ chức liên quan cần suy nghĩ để có giải pháp phát triển, đưa Việt Nam làm chủ công nghệ.
Thủ tướng hy vọng các kỹ sư trẻ tiếp nối tinh thần dám đương đầu thử thách, để “Rồng Việt Nam bay lượn trên bản đồ công nghệ thế giới”.
Thủ tướng đồng ý việc phát triển hạ tầng công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, trước hết là xây dựng trạm điều khiển vũ trụ; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình sớm dự án đầu tư sớm nhất. Thủ tướng nêu rõ, việc hình thành tư duy phát triển công nghệ vũ trụ của một quốc gia là hết sức quan trọng.
Do đó Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chú ý hơn nữa công tác đào tạo, tạo điều kiện cho các kỹ sư có điều kiện cống hiến, có những bước tiến xa hơn trong công nghệ vũ trụ, tiến tới chế tạo những vệ tinh quy mô lớn hơn, ứng dụng rộng rãi hơn để phục vụ đất nước. Việc nghiên cứu, phát triển, chế tạo vệ tinh phải được thực hiện tại Việt Nam trong tương lai.
Thủ tướng đề nghị Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nỗ lực, trực tiếp thực hiện chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ trong thời gian tới để phục vụ đất nước. Thủ tướng hy vọng các kỹ sư trẻ trong nhóm nghiên cứu chế tạo vệ tinh MicroDragon sẽ là nền tảng để phát triển những dự án lớn hơn.
Trong chuyến công tác, Thủ tướng làm việc với Đảng ủy Tổng cục 2, tham quan Phòng Truyền thống và trưng bày sản phẩm tình báo khoa học công nghệ.
Nói chuyện với cán bộ chủ chốt của Tổng cục, Thủ tướng khẳng định trải qua hơn 73 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Tình báo Quốc phòng luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân; nêu cao chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập được nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc, đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thủ tướng nhấn mạnh năm 2018 vừa qua, nhiệm vụ chính trị của Tổng cục tiếp tục yêu cầu cao, khẩn trương hơn. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tình báo Quốc phòng tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành tốt, toàn diện các mặt công tác, trong đó có nhiều nội dung hoàn thành xuất sắc.
Tin tức tiếp tục có bước chuyển mạnh mẽ từ chất lượng sang hiệu quả; phục vụ kịp thời, tham mưu với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xử lý đúng đắn, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ; góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, môi trường hòa bình, mối quan hệ với các nước để xây dựng và phát triển đất nước; hỗ trợ tích cực cho các bộ, ban, ngành, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ; dân chủ được mở rộng, kỷ luật được tăng cường, an ninh, an toàn tình báo được bảo đảm; cán bộ, nhân viên, chiến sỹ nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết thống nhất cao, Tổng cục vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Để tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019 và những năm tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu cán bộ, nhân viên, chiến sỹ Tổng cục 2 ra sức phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống Anh hùng của Tình báo Quốc phòng; quán triệt, chấp hành nghiêm nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với tình báo cách mạng; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; giữ vững nguyên tắc, đổi mới mạnh mẽ cách làm, kiện toàn tổ chức tinh, gọn, hiệu quả, đúng chức năng; phát huy sức mạnh tổng hợp của các phương thức, lực lượng, xây dựng Tình báo Quốc phòng vững mạnh cả về tiềm lực và thế trận, hoàn thành tốt trọng trách là “tai”, “mắt” của Đảng, Nhà nước và Quân đội; xứng đáng là lực lượng chính trị đặc biệt tin cậy, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành của Đảng, Nhà nước, Quân đội và Nhân dân.
Nhân dịp năm mới 2019 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi; Thủ tướng gửi lời thăm hỏi và chúc Tết cán bộ, nhân viên, chiến sỹ và gia đình của Tình báo Quốc phòng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và không ngừng tiến bộ.
** Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc làm việc để nghe báo cáo về kết quả chế tạo và phóng vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam thuộc Dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất.
Theo báo cáo, sau khi được tên lửa đẩy Epsilon 4 của Nhật Bản phóng vào vũ trụ ngày 18-01 vừa qua, trung tâm điều khiển mặt đất đã bắt được tín hiệu và đã điều khiển được vệ tinh. Như vậy, vệ tinh MicroDragon do Việt Nam nghiên cứu, chế tạo, nặng 50kg, bước đầu đã hoạt động bình thường thể hiện các thông số ban đầu thu được ổn định. Dự kiến, vệ tinh sẽ hoạt động ổn định trong 1-2 tuần tới...
Phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các kỹ sư trẻ trong quá trình nghiên cứu, chế tạo vệ tinh; cho rằng đây là cố gắng rất lớn của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam dưới sự chỉ đạo, phối hợp của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thủ tướng cũng biểu dương Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trong việc phóng, thu nhận tín hiệu vệ tinh; ghi nhận, đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, chuyên gia, viện nghiên cứu, trường đại học nước này trong việc giúp đỡ Việt Nam đối với lĩnh vực mới này. Thủ tướng cùng nhìn nhận, đây là quá trình học tập, chuyển giao công nghệ chế tạo vệ tinh rất bài bản, thông qua đó, các kỹ sư trẻ Việt Nam đã thiết kế, chế tạo thành công vệ tinh, làm nên nền tảng quan trọng dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản, cũng là nền tảng quan trọng để phát triển công nghệ vũ trụ tương lai.
Thủ tướng nêu rõ, đây là lĩnh vực mới của Việt Nam, ngành khoa học công nghệ cao, mang trí tuệ Việt Nam, có sự hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển, mở ra thời kỳ phát triển cho ngành vũ trụ Việt Nam. Kết quả này là "tin vui cho nhân dân trong những ngày đầu năm mới 2019 này", Thủ tướng nói và bày tỏ vui mừng vì bước đầu các kỹ sư Việt Nam đã làm chủ công nghệ.
Điều này cũng khẳng định, các kỹ sư trẻ Việt Nam đã làm chủ và sẵn sàng chế tạo các vệ tinh dưới 50kg, là tiền đề chế tạo những vệ tinh quan sát trái đất lớn hơn trong tương lai.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để duy trì ngọn lửa đam mê nghiên cứu, chế tạo vệ tinh của các nhà khoa học, kỹ sư để Việt Nam có bước phát triển mới trong công nghệ vũ trụ.
Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh, kết quả này là minh chứng tiếp nối thành công của Việt Nam trong các lĩnh vực quan trọng khác trong thời gian qua; nhất là việc khẳng định chủ quyền không gian trong thời đại công nghệ số; khẳng định năng lực thiết kế, chế tạo vệ tinh, từ lý thuyết đi tới thực hành.
Thủ tướng cũng biểu dương các cơ quan quản lý nhà nước, các kỹ sư trẻ đã dày công học tập, nghiên cứu trong việc chế tạo vệ tinh - là những người đặt nền tảng quan trọng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng căn dăn, trên thực tế, hạ tầng chưa có, đội ngũ kỹ sư còn mỏng, trung tâm điều khiển chưa có..., do đó, các cơ quan, tổ chức liên quan cần suy nghĩ để có giải pháp phát triển, đưa Việt Nam làm chủ công nghệ.
Thủ tướng hy vọng các kỹ sư trẻ tiếp nối tinh thần dám đương đầu thử thách, để “Rồng Việt Nam bay lượn trên bản đồ công nghệ thế giới”.
Thủ tướng đồng ý việc phát triển hạ tầng công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, trước hết là xây dựng trạm điều khiển vũ trụ; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình sớm dự án đầu tư sớm nhất. Thủ tướng nêu rõ, việc hình thành tư duy phát triển công nghệ vũ trụ của một quốc gia là hết sức quan trọng.
Do đó Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam chú ý hơn nữa công tác đào tạo, tạo điều kiện cho các kỹ sư có điều kiện cống hiến, có những bước tiến xa hơn trong công nghệ vũ trụ, tiến tới chế tạo những vệ tinh quy mô lớn hơn, ứng dụng rộng rãi hơn để phục vụ đất nước. Việc nghiên cứu, phát triển, chế tạo vệ tinh phải được thực hiện tại Việt Nam trong tương lai.
Thủ tướng đề nghị Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nỗ lực, trực tiếp thực hiện chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ trong thời gian tới để phục vụ đất nước. Thủ tướng hy vọng các kỹ sư trẻ trong nhóm nghiên cứu chế tạo vệ tinh MicroDragon sẽ là nền tảng để phát triển những dự án lớn hơn.
** Cũng trong buổi chiều, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sơ kết 3 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trong 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác đã tiến hành 61 cuộc kiểm tra tại 20/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 1 cơ quan thuộc Chính phủ, 13 địa phương, 10 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Trong số 61 cuộc kiểm tra thì có 27 cuộc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giao và 34 cuộc kiểm tra chuyên đề về công tác hoàn thiện thể chế, chậm giải ngân vốn đầu tư, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh...
Qua các cuộc kiểm tra về hoàn thiện thể chế, đến nay, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã được khắc phục về cơ bản và có chuyển biến tích cực. Năm 2017 đã có 51/60 văn bản quy định chi tiết được ban hành, đạt 85%; năm 2018 tỷ lệ này đạt gần 97%.
Trong quá trình kiểm tra, Tổ cũng phát hiện nhiều vướng mắc, chồng chéo trong các quy định pháp luật hiện hành và đã tham mưu, kiến nghị cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị xử lý. Đồng thời quán triệt yêu cầu, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng trong xây dựng và hoàn thiện thể chế phải từ bỏ tư tưởng “cài cắm”, “tham nhũng chính sách”.
Tổ đã phát hiện nhiều vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi phải được đổi mới nhưng bị ràng buộc, hạn chế bởi các chế định pháp lý hiện hành cần khẩn trương tháo gỡ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như: kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện thí điểm tập trung, tích tụ đất đai để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình chờ sửa đổi Luật đất đai; hay việc thí điểm xây dựng chính quyền điện tử ở địa phương...
Từ công tác kiểm tra, Tổ cũng đã thúc đẩy các bộ, cơ quan rà soát, trình Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân không cần thiết, qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.
Đến nay, các bộ đã trình ban hành và ban hành 49 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh. Đến nay đã cắt giảm, đơn giản gần 6.800 trong gần 10.000 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành, tương đương trên 68%; đã cắt giảm, đơn giản gần 3.350 trong gần 6.200 điều kiện kinh doanh. Những kết quả này giúp tiết kiệm tới 17,5 triệu ngày công, tương đương gần 6.600 tỷ đồng/năm.
Mối quan hệ giữa Văn phòng Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp trong nước, nước ngoài ngày càng cởi mở, tích cực. Trong 2 năm 2017 - 2018 có gần 15.000 kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp đã được tiếp nhận, trong đó có gần 2.500 kiến nghị, phản ánh được xem xét xử lý, chuyển các bộ, ngành và địa phương trả lời.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng nhắc lại, đầu nhiệm kỳ xuất hiện tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách, sự trì trệ, chậm trễ trong thực thi hành chính; kỷ luật kỷ cương hành chính của cán bộ công chức có nhiều bất cập. Do đó, tháng 8-2016, Thủ tướng đã quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng để thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là chống trì trệ trong thực thi hành chính; thứ hai là chống tình trạng “bắn chỉ thiên”, nói mà không thực hiện.
Đánh giá cao kết quả mà Tổ công tác đã thực hiện sau gần 3 năm qua, Thủ tướng nhấn mạnh, nhiều khó khăn, vướng mắc do cơ chế chính sách gây ra đã được phát hiện và Thủ tướng đã chỉ đạo cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh để tháo gỡ trong sản xuất. Nhiệm vụ này được Thủ tướng chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ ở các bộ, ngành, địa phương và đạt kết quả tốt, giúp thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, vẫn còn nể nang trong triển khai nhiệm vụ; một số bộ và cơ quan chưa bảo đảm thực hiện các vấn đề cần khắc phục. Việc kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương mới dừng lại ở kiểm tra theo đầu việc và theo dõi tiến độ mà chưa kiểm tra đánh giá chất lượng, kết quả thực hiện theo yêu cầu đề ra. Có 2.000/gần 15.000 kiến nghị của người dân chưa được giải quyết, trong đó có 2.000 việc liên quan đến các cơ quan của Chính phủ.
Nhấn mạnh năm 2019 là năm bản lề thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020. Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo Tổ công tác phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, trong đó phải có sự bứt phá để thực hiện phương châm công tác của Chính phủ năm 2019. Thủ tướng chỉ đạo Tổ bám vào các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ để thực hiện việc kiểm tra, không làm thay cơ quan Nhà nước và các bộ, ngành mà cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc, các rào cản.
“Tổ phải làm mạnh hơn, tập trung hơn để làm bật tình hình lên, chống trì trệ, cửa quyền, hách dịch, xa dân, quan liêu, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng; nhất là sự chậm trễ của một bộ phận cán bộ công chức của một số cơ quan đơn vị. Đáng nhẽ việc này giải quyết rất nhanh nhưng vì anh lạm dụng chính sách hay tham nhũng chính sách chúng ta chưa mạnh dạn trong cải cách. Cứ để trì trệ, chậm trễ khiến người dân phải đi lại nhiều lần, môi trường kinh doanh chưa tốt”, Thủ tướng nói.
Thống nhất với các nội dung dự kiến trong năm 2019 của Tổ, Thủ tướng yêu cầu: “Các đồng chí phải có một chương trình hành động cụ thể đôn đốc thực hiện nhiệm vụ giải pháp được nêu ra trong Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, bao gồm cả việc thực hiện chủ trương thực hiện hai Nghị quyết, việc kiểm tra đột xuất một số việc nổi lên như thanh tra việc nhập khẩu phế liệu? Tôi cũng chưa nhận được báo cáo tổng hợp đầy đủ nhất về vấn đề thanh tra phế liệu. Trách nhiệm thuộc về ai? Bộ Tài nguyên và Môi trường hay bộ nào nữa? Đã khởi tố được mấy người? Hay việc làm thử nghiệm 1km đường để tính định mức”.
Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo Tổ tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng thể chế chính sách, chương trình công tác để các dự án luật, pháp lệnh, nghị định và chương trình công tác có chất lượng. Tinh thần là sớm chấm dứt tình trạng chậm trễ các dự án và chương trình công tác, nhất là các dự án luật.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, làm sao để cán bộ, công chức trong toàn hệ thống hành chính phải chuyển động thực sự như một “lực đẩy” của mình để giảm dần “lực kéo” của Thủ tướng. Tình trạng trên nóng dưới lạnh năm nay khắc phục được không? Cho nên để làm được việc này thì tôi đề nghị Tổ phát huy và làm đúng chức năng, kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chứ không phải kiểm tra lại giao thêm nhiệm vụ cho các cơ quan. Trước và sau kiểm tra Tổ cần báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng để đánh giá khen, phê bình kịp thời, phù hợp, chính xác, khách quan”.
Thủ tướng cũng yêu cầu Tổ thực hiện một số cuộc kiểm tra chuyên đề trong năm 2019, đó là chống tham nhũng vặt, giảm biên chế bộ máy theo chủ trương; kiểm tra về nhập khẩu phế liệu để Việt Nam không trở thành bãi rác của thế giới; kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công./.
Trong 3 năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác đã tiến hành 61 cuộc kiểm tra tại 20/22 bộ, cơ quan ngang bộ; 1 cơ quan thuộc Chính phủ, 13 địa phương, 10 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Trong số 61 cuộc kiểm tra thì có 27 cuộc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ giao và 34 cuộc kiểm tra chuyên đề về công tác hoàn thiện thể chế, chậm giải ngân vốn đầu tư, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh...
Qua các cuộc kiểm tra về hoàn thiện thể chế, đến nay, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh đã được khắc phục về cơ bản và có chuyển biến tích cực. Năm 2017 đã có 51/60 văn bản quy định chi tiết được ban hành, đạt 85%; năm 2018 tỷ lệ này đạt gần 97%.
Trong quá trình kiểm tra, Tổ cũng phát hiện nhiều vướng mắc, chồng chéo trong các quy định pháp luật hiện hành và đã tham mưu, kiến nghị cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị xử lý. Đồng thời quán triệt yêu cầu, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng trong xây dựng và hoàn thiện thể chế phải từ bỏ tư tưởng “cài cắm”, “tham nhũng chính sách”.
Tổ đã phát hiện nhiều vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi phải được đổi mới nhưng bị ràng buộc, hạn chế bởi các chế định pháp lý hiện hành cần khẩn trương tháo gỡ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội như: kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện thí điểm tập trung, tích tụ đất đai để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình chờ sửa đổi Luật đất đai; hay việc thí điểm xây dựng chính quyền điện tử ở địa phương...
Từ công tác kiểm tra, Tổ cũng đã thúc đẩy các bộ, cơ quan rà soát, trình Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, giấy tờ công dân không cần thiết, qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.
Đến nay, các bộ đã trình ban hành và ban hành 49 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh. Đến nay đã cắt giảm, đơn giản gần 6.800 trong gần 10.000 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành, tương đương trên 68%; đã cắt giảm, đơn giản gần 3.350 trong gần 6.200 điều kiện kinh doanh. Những kết quả này giúp tiết kiệm tới 17,5 triệu ngày công, tương đương gần 6.600 tỷ đồng/năm.
Mối quan hệ giữa Văn phòng Chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp trong nước, nước ngoài ngày càng cởi mở, tích cực. Trong 2 năm 2017 - 2018 có gần 15.000 kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp đã được tiếp nhận, trong đó có gần 2.500 kiến nghị, phản ánh được xem xét xử lý, chuyển các bộ, ngành và địa phương trả lời.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng nhắc lại, đầu nhiệm kỳ xuất hiện tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách, sự trì trệ, chậm trễ trong thực thi hành chính; kỷ luật kỷ cương hành chính của cán bộ công chức có nhiều bất cập. Do đó, tháng 8-2016, Thủ tướng đã quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng để thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng là chống trì trệ trong thực thi hành chính; thứ hai là chống tình trạng “bắn chỉ thiên”, nói mà không thực hiện.
Đánh giá cao kết quả mà Tổ công tác đã thực hiện sau gần 3 năm qua, Thủ tướng nhấn mạnh, nhiều khó khăn, vướng mắc do cơ chế chính sách gây ra đã được phát hiện và Thủ tướng đã chỉ đạo cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh để tháo gỡ trong sản xuất. Nhiệm vụ này được Thủ tướng chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ ở các bộ, ngành, địa phương và đạt kết quả tốt, giúp thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, vẫn còn nể nang trong triển khai nhiệm vụ; một số bộ và cơ quan chưa bảo đảm thực hiện các vấn đề cần khắc phục. Việc kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương mới dừng lại ở kiểm tra theo đầu việc và theo dõi tiến độ mà chưa kiểm tra đánh giá chất lượng, kết quả thực hiện theo yêu cầu đề ra. Có 2.000/gần 15.000 kiến nghị của người dân chưa được giải quyết, trong đó có 2.000 việc liên quan đến các cơ quan của Chính phủ.
Nhấn mạnh năm 2019 là năm bản lề thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020. Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo Tổ công tác phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, trong đó phải có sự bứt phá để thực hiện phương châm công tác của Chính phủ năm 2019. Thủ tướng chỉ đạo Tổ bám vào các Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ để thực hiện việc kiểm tra, không làm thay cơ quan Nhà nước và các bộ, ngành mà cần tập trung tháo gỡ những vướng mắc, các rào cản.
“Tổ phải làm mạnh hơn, tập trung hơn để làm bật tình hình lên, chống trì trệ, cửa quyền, hách dịch, xa dân, quan liêu, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng; nhất là sự chậm trễ của một bộ phận cán bộ công chức của một số cơ quan đơn vị. Đáng nhẽ việc này giải quyết rất nhanh nhưng vì anh lạm dụng chính sách hay tham nhũng chính sách chúng ta chưa mạnh dạn trong cải cách. Cứ để trì trệ, chậm trễ khiến người dân phải đi lại nhiều lần, môi trường kinh doanh chưa tốt”, Thủ tướng nói.
Thống nhất với các nội dung dự kiến trong năm 2019 của Tổ, Thủ tướng yêu cầu: “Các đồng chí phải có một chương trình hành động cụ thể đôn đốc thực hiện nhiệm vụ giải pháp được nêu ra trong Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, bao gồm cả việc thực hiện chủ trương thực hiện hai Nghị quyết, việc kiểm tra đột xuất một số việc nổi lên như thanh tra việc nhập khẩu phế liệu? Tôi cũng chưa nhận được báo cáo tổng hợp đầy đủ nhất về vấn đề thanh tra phế liệu. Trách nhiệm thuộc về ai? Bộ Tài nguyên và Môi trường hay bộ nào nữa? Đã khởi tố được mấy người? Hay việc làm thử nghiệm 1km đường để tính định mức”.
Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo Tổ tăng cường công tác kiểm tra việc xây dựng thể chế chính sách, chương trình công tác để các dự án luật, pháp lệnh, nghị định và chương trình công tác có chất lượng. Tinh thần là sớm chấm dứt tình trạng chậm trễ các dự án và chương trình công tác, nhất là các dự án luật.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, làm sao để cán bộ, công chức trong toàn hệ thống hành chính phải chuyển động thực sự như một “lực đẩy” của mình để giảm dần “lực kéo” của Thủ tướng. Tình trạng trên nóng dưới lạnh năm nay khắc phục được không? Cho nên để làm được việc này thì tôi đề nghị Tổ phát huy và làm đúng chức năng, kiểm tra đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chứ không phải kiểm tra lại giao thêm nhiệm vụ cho các cơ quan. Trước và sau kiểm tra Tổ cần báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng để đánh giá khen, phê bình kịp thời, phù hợp, chính xác, khách quan”.
Thủ tướng cũng yêu cầu Tổ thực hiện một số cuộc kiểm tra chuyên đề trong năm 2019, đó là chống tham nhũng vặt, giảm biên chế bộ máy theo chủ trương; kiểm tra về nhập khẩu phế liệu để Việt Nam không trở thành bãi rác của thế giới; kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công./.
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt lãnh đạo, phóng viên thông tấn, báo chí  (21/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Trung Quốc  (21/01/2019)
Diễn đàn Kinh tế Thế giới và quan hệ với Việt Nam  (21/01/2019)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 14 đến 20-01-2019)  (21/01/2019)
“Tết ấm yêu thương 2019” - Mang nghĩa tình lên biên giới  (21/01/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên