Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm việc tại Ninh Thuận
22:47, ngày 19-01-2019
Ngày 19-01-2019, tại Ninh Thuận, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Qua báo cáo của Thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của tỉnh, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương đánh giá cao Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận trong việc xử lý nghiêm minh các vụ án tham nhũng; đặc biệt đã quan tâm kiểm tra, kiểm soát “ tham nhũng vặt” và làm tốt công tác giám sát của các tổ chức dân cử và xã hội.
Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có bước tăng trưởng nhanh, vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt việc tỉnh xác định trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Đây là hướng đi đúng, giúp tỉnh thu hút được ngày càng nhiều dự án đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ kéo theo nguy cơ xảy ra tham nhũng càng cao. Do vậy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận cần làm tốt hơn nữa công tác phát hiện, điều tra, truy tố các vụ án tham nhũng; quan tâm, chỉ đạo công tác thu hồi xử lý tài sản tham nhũng; đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ liên quan đến công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo gắn với công tác thanh tra, kiểm tra.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện có sai phạm thì các đơn vị có liên quan trong tỉnh phải tiến hành nhanh các khâu truy tố, xét xử đảm bảo khách quan, đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 26 của Ban Bí thư, trong đó các cơ quan tố tụng phải chấp hành nghiêm việc thực hiện; đồng thời quan tâm củng cố hơn cơ quan tham mưu, nhất là nâng cao chất lượng cán bộ để nâng chất lượng công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng theo đúng tinh thần của Chỉ thị 26.
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, công tác phòng, chống tham nhũng luôn được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Trong năm 2018, tình trạng tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được kiềm chế; hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng được công khai, minh bạch bằng nhiều hình thức. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân giám sát và tham gia quản lý.
Trong năm qua, toàn tỉnh đã tiến hành 21/21 cuộc thanh tra trách nhiệm về thực hiện công tác thanh tra, giải quyết tố cáo, khiếu nại; tiếp nhận, xử lý 4.600 đơn, thư các loại. Qua đó đã giải quyết 1.664 đơn, thư, đạt 96%; đã khởi tố 2 vụ án tham nhũng với 6 bị can về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý tài sản gây hậu quả nghiêm trọng./.
Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có bước tăng trưởng nhanh, vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt việc tỉnh xác định trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Đây là hướng đi đúng, giúp tỉnh thu hút được ngày càng nhiều dự án đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ kéo theo nguy cơ xảy ra tham nhũng càng cao. Do vậy, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy Ninh Thuận cần làm tốt hơn nữa công tác phát hiện, điều tra, truy tố các vụ án tham nhũng; quan tâm, chỉ đạo công tác thu hồi xử lý tài sản tham nhũng; đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ liên quan đến công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo gắn với công tác thanh tra, kiểm tra.
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện có sai phạm thì các đơn vị có liên quan trong tỉnh phải tiến hành nhanh các khâu truy tố, xét xử đảm bảo khách quan, đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 26 của Ban Bí thư, trong đó các cơ quan tố tụng phải chấp hành nghiêm việc thực hiện; đồng thời quan tâm củng cố hơn cơ quan tham mưu, nhất là nâng cao chất lượng cán bộ để nâng chất lượng công tác tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong công tác phòng, chống tham nhũng theo đúng tinh thần của Chỉ thị 26.
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, công tác phòng, chống tham nhũng luôn được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Trong năm 2018, tình trạng tiêu cực, tham nhũng nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được kiềm chế; hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng được công khai, minh bạch bằng nhiều hình thức. Qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân dân giám sát và tham gia quản lý.
Trong năm qua, toàn tỉnh đã tiến hành 21/21 cuộc thanh tra trách nhiệm về thực hiện công tác thanh tra, giải quyết tố cáo, khiếu nại; tiếp nhận, xử lý 4.600 đơn, thư các loại. Qua đó đã giải quyết 1.664 đơn, thư, đạt 96%; đã khởi tố 2 vụ án tham nhũng với 6 bị can về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý tài sản gây hậu quả nghiêm trọng./.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội thăm, tặng quà Tết cho hộ nghèo trên cả nước  (19/01/2019)
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 2 của Tiểu ban kinh tế xã hội  (19/01/2019)
Bế mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh  (19/01/2019)
Củng cố môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển đất nước  (19/01/2019)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay