Xây dựng Nghị quyết thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2019 theo tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm
19:57, ngày 12-12-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 theo tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, hành động, phục vụ nhân dân, thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ.
Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc hợp Thường trực Chính phủ để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 theo hướng bám sát, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và theo tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, hành động, phục vụ nhân dân, thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ; đề xuất, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2019 gắn với các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, cao hơn năm 2018.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu các nội dung thảo luận tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và tại Kỳ họp Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 6, ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt; tập trung xử lý các vấn đề bức xúc của xã hội, những điểm nghẽn nổi lên và vấn đề được người dân quan tâm.
Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở phát huy, kế thừa những mặt được, tích cực của năm 2018 kể cả về bố cục, hình thức thể hiện, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo hướng ngắn gọn, bao gồm các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gắn với giao các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể; khẩn trương lấy ý kiến đầy đủ các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, báo cáo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo trực tiếp; trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện để xin ý kiến các Phó Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vào ngày 28 và 29-12-2018.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tham gia ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết với tinh thần trách nhiệm cao, làm rõ và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách cần tập trung triển khai thực hiện trong năm 2019, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Trước đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát trong năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60-62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24-24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.
Quốc hội cũng đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.300 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng…
Phân công chủ trì soạn thảo 37 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 37 văn bản quy định chi tiết thi hành 9 luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
9 luật gồm: 1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; 2- Luật đặc xá (sửa đổi); 3- Luật Công an nhân dân; 4- Luật cảnh sát biển; 5- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; 6- Luật Phòng, chống tham nhũng; 7- Luật Trồng trọt; 8- Luật chăn nuôi; 9- Luật bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong đó, Bộ Công an được phân công chủ trì soạn thảo 6 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Công an nhân dân: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân; Nghị định quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy; Nghị định về phát triển công nghiệp an ninh; Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân;...
Bộ Quốc phòng được phân công chủ trì soạn thảo 4 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Cảnh sát biển: Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển Việt Nam; Thông tư quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam; Thông tư quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phân công soạn thảo 14 văn bản quy định chi tiết thi hành 2 luật (Luật Trồng trọt, Luật chăn nuôi) gồm: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Trồng trọt; Nghị định về quản lý phân bón; Thông tư quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi; Thông tư hướng dẫn quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư hướng dẫn quy định về xử lý chất thải chăn nuôi;...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các nghị định trình Chính phủ; ban hành các thông tư quy định chi tiết các nội dung được luật giao, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, nghị quyết không để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công xây dựng, trình ban hành văn bản; công khai nội dung công việc, tiến độ kết quả cụ thể từng giai đoạn trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan giải quyết kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực.
Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng trong công an nhân dân để quy định chi tiết khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 45 Luật Công an nhân dân, trình Chính phủ tháng 1/2019 và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ cử cán bộ, công chức tham gia soạn thảo, chỉnh lý và theo dõi quá trình xây dựng, trình ban hành các nghị định của Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ thẩm định, thẩm tra, trình các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chi tiết các luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, tiến độ theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết của cơ quan mình.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu các nội dung thảo luận tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và tại Kỳ họp Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 6, ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt; tập trung xử lý các vấn đề bức xúc của xã hội, những điểm nghẽn nổi lên và vấn đề được người dân quan tâm.
Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở phát huy, kế thừa những mặt được, tích cực của năm 2018 kể cả về bố cục, hình thức thể hiện, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo hướng ngắn gọn, bao gồm các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gắn với giao các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể; khẩn trương lấy ý kiến đầy đủ các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, báo cáo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo trực tiếp; trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện để xin ý kiến các Phó Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương vào ngày 28 và 29-12-2018.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tham gia ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết với tinh thần trách nhiệm cao, làm rõ và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách cần tập trung triển khai thực hiện trong năm 2019, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Trước đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát trong năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các chỉ tiêu chủ yếu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7-8%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1-1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60-62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 24-24,5%; số giường bệnh/một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 88,1%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường 89%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,85%.
Quốc hội cũng đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.300 tỷ đồng; tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng…
Phân công chủ trì soạn thảo 37 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 37 văn bản quy định chi tiết thi hành 9 luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.
9 luật gồm: 1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; 2- Luật đặc xá (sửa đổi); 3- Luật Công an nhân dân; 4- Luật cảnh sát biển; 5- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; 6- Luật Phòng, chống tham nhũng; 7- Luật Trồng trọt; 8- Luật chăn nuôi; 9- Luật bảo vệ bí mật nhà nước.
Trong đó, Bộ Công an được phân công chủ trì soạn thảo 6 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Công an nhân dân: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân; Nghị định quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy; Nghị định về phát triển công nghiệp an ninh; Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Công an xã, phường, thị trấn và các đơn vị còn lại trong Công an nhân dân;...
Bộ Quốc phòng được phân công chủ trì soạn thảo 4 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Cảnh sát biển: Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của Cảnh sát biển Việt Nam; Thông tư quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam; Thông tư quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào Cảnh sát biển.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được phân công soạn thảo 14 văn bản quy định chi tiết thi hành 2 luật (Luật Trồng trọt, Luật chăn nuôi) gồm: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Trồng trọt; Nghị định về quản lý phân bón; Thông tư quy định việc thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng; Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi; Thông tư hướng dẫn quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư hướng dẫn quy định về xử lý chất thải chăn nuôi;...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các nghị định trình Chính phủ; ban hành các thông tư quy định chi tiết các nội dung được luật giao, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, nghị quyết không để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công xây dựng, trình ban hành văn bản; công khai nội dung công việc, tiến độ kết quả cụ thể từng giai đoạn trên Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ.
Trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan chủ trì soạn thảo chủ động phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan giải quyết kịp thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực.
Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì soạn thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là cấp Tướng trong công an nhân dân để quy định chi tiết khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 45 Luật Công an nhân dân, trình Chính phủ tháng 1/2019 và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ cử cán bộ, công chức tham gia soạn thảo, chỉnh lý và theo dõi quá trình xây dựng, trình ban hành các nghị định của Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ thẩm định, thẩm tra, trình các dự thảo nghị định của Chính phủ quy định chi tiết các luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, tiến độ theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp phụ trách và chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết của cơ quan mình.
Định kỳ ngày 20 hằng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin về tình hình, tiến độ soạn thảo, gửi Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường kỳ; cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với một số văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ được xác định cụ thể tại Danh mục văn bản quy định chi tiết và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
Hoàn thiện Nghị quyết về sử dụng tài sản công thanh toán cho Nhà đầu tư dự án BT
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ xem xét dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện dự án BT.
Để sớm khắc phục khoảng trống pháp lý trong đầu tư theo hình thức BT, Thường trực Chính phủ chỉ đạo, đối với dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn chỉnh lại dự thảo Nghị quyết theo hướng tập trung xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã ký Hợp đồng BT trước ngày 01-01-2018, không hồi tố nhưng bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển, không gây khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng chỉ đạo của Chính phủ để hợp thức hóa sai phạm trong đầu tư dự án BT (nếu có).
Yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các địa phương (cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT) và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các Hợp đồng dự án, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm (nếu có); không được chấp nhận sai trái, vi phạm pháp luật; không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.
Trường hợp phát hiện có vi phạm nhưng chưa gây thất thoát tài sản nhà nước thì phải thực hiện điều chỉnh lại Hợp đồng BT; nếu phát hiện vi phạm (vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng, quản lý đất đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý tài sản công và pháp luật liên quan khác...) thì phải tự hủy Hợp đồng dự án, thu hồi ngay tài sản nhà nước, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ làm rõ tính pháp lý, nội dung và hình thức văn hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-12-2018.
Đối với dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-01-2019./.
Hoàn thiện Nghị quyết về sử dụng tài sản công thanh toán cho Nhà đầu tư dự án BT
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ xem xét dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện dự án BT.
Để sớm khắc phục khoảng trống pháp lý trong đầu tư theo hình thức BT, Thường trực Chính phủ chỉ đạo, đối với dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn chỉnh lại dự thảo Nghị quyết theo hướng tập trung xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã ký Hợp đồng BT trước ngày 01-01-2018, không hồi tố nhưng bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển, không gây khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nhỏ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng chỉ đạo của Chính phủ để hợp thức hóa sai phạm trong đầu tư dự án BT (nếu có).
Yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các địa phương (cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT) và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các Hợp đồng dự án, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm (nếu có); không được chấp nhận sai trái, vi phạm pháp luật; không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.
Trường hợp phát hiện có vi phạm nhưng chưa gây thất thoát tài sản nhà nước thì phải thực hiện điều chỉnh lại Hợp đồng BT; nếu phát hiện vi phạm (vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, xây dựng, quản lý đất đai, đấu thầu, đầu tư công, quản lý tài sản công và pháp luật liên quan khác...) thì phải tự hủy Hợp đồng dự án, thu hồi ngay tài sản nhà nước, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trên cơ sở dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan: Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ làm rõ tính pháp lý, nội dung và hình thức văn hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-12-2018.
Đối với dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-01-2019./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-12-2018)  (12/12/2018)
Hòa Bình cần tận dụng Thủ đô để phát triển  (11/12/2018)
Tập đoàn Clermont mong muốn có nhiều đóng góp tại Việt Nam  (11/12/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển