Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh dự Chương trình Gặp gỡ các doanh nghiệp vì trẻ em Việt Nam
Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết: Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là mục tiêu ưu tiên của Đảng và Nhà nước. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em vào năm 1990. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp ra đời từ tháng 5-1992 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần làm gia tăng nguồn lực của toàn xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Theo Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, từ khi ra đời đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã huy động được gần 6.500 tỷ đồng, hỗ trợ cho 30 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, góp phần mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều gia đình, làm dịu bớt nỗi đau của hàng chục nghìn trẻ em khuyết tật. Riêng trong năm 2018, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã huy động được trên 100 tỷ đồng, chăm lo cho 80.000 lượt trẻ em có hoản cảnh khó khăn thông qua các chương trình, dự án.
Hiện cả nước vẫn còn 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn và gần 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, phải bỏ học. Vì vậy, trong năm 2019, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phấn đấu huy động nguồn lực đạt 110 tỷ và hỗ trợ chăm sóc cho 110.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Để đạt được mục tiêu này, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cần sự chung tay đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, mạnh thường quân để mọi trẻ em Việt Nam đều được chăm sóc, học tập, vui chơi giải trí.
Tại Chương trình Gặp gỡ các doanh nghiệp vì trẻ em Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã ký kết thỏa thuận tài trợ cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam với tổng số tiền gần 80 tỷ đồng như: Công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành, Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, Công ty Bảo hiểm nhân thọ AIA Việt Nam, Công ty Hành trình kết nối yêu thương.../.
Dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hàn Quốc  (09/12/2018)
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Thường trực Ban Bí Thư thăm và làm việc tại Angola  (09/12/2018)
Giải quyết kịp thời bức xúc của người dân, không để phát sinh điểm nóng  (08/12/2018)
Thủ tướng gửi thư động viên Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam  (08/12/2018)
Đắk Lắk phải đi đầu trong tự cân đối ngân sách ở Tây Nguyên  (08/12/2018)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Thủ tướng Campuchia  (08/12/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên