Các hoạt động Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018
Tọa đàm Liên kết phát triển tour du lịch giữa Gia Lai với các địa phương
Trong khuôn khổ các hoạt động Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018, chiều 02-12, Tọa đàm “Liên kết phát triển tour du lịch giữa Gia Lai với các địa phương” đã diễn ra tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Tọa đàm nhằm ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự tour du lịch cộng đồng và khảo sát du lịch (famtrip) do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp cùng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, câu lạc bộ du lịch cộng đồng trong và ngoài tỉnh tổ chức trong hai ngày 01 và 02-12. Qua đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, câu lạc bộ du lịch cộng đồng giúp tỉnh Gia Lai có định hướng hình thành sản phẩm du lịch mới, phù hợp với thị trường; đồng thời tích cực hỗ trợ quảng bá cũng như đưa khách du lịch đến với Gia Lai.
Ông Phạm Hải Quỳnh, Chủ tịch Câu lạc bộ CTC (Hà Nội) cho rằng, tỉnh Gia Lai còn nhiều địa điểm có nền sinh thái còn hoang sơ, ấn tượng với nhiều du khách. Tuy nhiên, ông Quỳnh cho rằng, hiện nay nhiều khu vực khai thác du lịch tại Gia Lai chưa làm tốt công tác vệ sinh môi trường, chưa được giao cho một đơn vị quản lý cụ thể; đường xá chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc di chuyển. Chủ tịch Câu lạc bộ CTC đề xuất, tỉnh Gia Lai cần có sự đồng hành, kết nối giữa địa phương với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, câu lạc bộ du lịch cộng đồng để du khách thấy được những nét đặc trưng của địa phương, xây dựng nên bộ sản phẩm dịch vụ. Để làm được điều đó, tỉnh Gia Lai cần làm tốt công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh đến với cộng đồng.
Bà Tạ Thị Tú Uyên, Phó Giám đốc Ban sản phẩm - dịch vụ Công ty Vietravel (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, trong năm 2017, đơn vị đã triển khai một tuyến du lịch hành trình từ Quy Nhơn (Bình Định) - Măng Đen (Kon Tum) - Gia Lai - Thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều du khách quan tâm. Tuy nhiên, do nhu cầu khám phá và trải nghiệm của du khách ngày càng cao, nên các sản phẩm du lịch tại Gia Lai chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Bà Tú Uyên cho rằng, Gia Lai hiện có nhiều điểm đến mới tiềm năng nhưng cần khai thác tinh tế hơn, như núi lửa Chư Đang Ya, có thể hướng tới đối tượng khai thác là giới trẻ và cần có thêm một vài hoạt động ở khu vực này, gắn liền với từng mùa hoa.
Phó Giám đốc Ban sản phẩm - dịch vụ Công ty Vietravel chia sẻ, bản thân cảm thấy ấn tượng về vẻ đẹp hoang sơ của thác Mơ và lòng hồ Sê San 4. Tuy nhiên, tỉnh Gia Lai cần cải thiện lối đi đến thác Mơ theo hướng an toàn hơn. Trong khi đó, để khai thác du lịch trên hồ Sê San 4, tỉnh Gia Lai cần xây dựng một câu chuyện về hồ Sê San 4 với những tình tiết sâu lắng, thơ mộng qua những câu chuyện kể sử thi của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến xây dựng để tỉnh Gia Lai phát triển tốt hơn ngành du lịch như: Cần tạo ra điểm lưu trú qua đêm để tạo sự cộng hưởng cho lợi ích từ du lịch; khí hậu tại Gia Lai ôn hòa song chưa xuất hiện hình thức du lịch nghỉ dưỡng; các điểm đến còn rời rạc, khó tạo ra các tour cho du khách; cần cho du khách được trải nghiệm những hoạt động thực tế trong đời sống của người dân địa phương như tham gia hái cà phê, hái chè,…
Ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai ghi nhận và cảm ơn những đóng góp của đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, câu lạc bộ du lịch cộng đồng, góp phần giúp cho Gia Lai xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho tỉnh. Tỉnh Gia Lai mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của các doanh nghiệp du lịch, các câu lạc bộ du lịch cộng đồng trong những năm tiếp theo để có được những ý kiến đóng góp, hoàn thiện hơn ngành du lịch của tỉnh có diện tích lớn thứ hai của cả nước.
Phục dựng Lễ khánh thành Nhà Rông mới
Chiều 02-12, ngày cuối của Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018, Ban tổ chức đã phục dựng Lễ khánh thành Nhà Rông mới tại Nhà Rông làng Ốp, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku (Gia Lai).
Đối với cư dân Bắc Tây Nguyên nói chung, Lễ Khánh thành Nhà Rông được coi là lễ hội lớn nhất trong các nghi lễ của người Bahnar. Lễ hội này được tiến hành ở nhà Rông của làng nơi cộng đồng dân tộc Bahnar sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp và là địa điểm để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đến bà con nhân dân.
Lễ khánh thành Nhà Rông mới là dịp để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh về những giúp đỡ của các thần linh đối với cộng đồng dân làng. Trong khi thực hiện Nghi lễ, Già làng sẽ khấn, cầu xin thần linh tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có những mùa vụ sắp tới tốt tươi. Cộng đồng dân làng thường dùng 2 con heo, 3 con gà và từ 5-6 ghè rượu cần để tế thần linh trong nghi lễ này. Mỗi hộ gia đình thường đóng góp một ghè rượu để cột vào các cột trong nhà Rông mới nhằm cùng chung vui với dân làng.
Điều hành công việc của Lễ khánh thành Nhà Rông mới của người Bahnar là những già có uy tín trong làng và do một già làng (Bok Kra) đứng đầu. Dân làng tin rằng, Bok Kra là người được thần linh thừa nhận, giao trọng trách hướng dẫn bà con trong làng nên uy tín rất cao. Khi nhà Rông được cả làng chung tay hoàn thành, già làng sẽ tập hợp các già khác trong làng lên nhà Rông và bàn bạc thống nhất vật chất hiến tế và chọn thời gian phù hợp để làm lễ Khánh thành Nhà Rông mới.
Theo truyền thống, già làng và những người giúp việc dựng một giàn tế nhỏ ngay dưới chân cầu thang nhà Rông để làm lễ thông báo với ông bà tổ tiên về lễ hội được tiến hành. Lễ vật dâng cúng là 2 con heo, 3 con gà và 6 ghè rượu. Sau khi 3 già làng có uy tín cùng đọc lời khấn tổ tiến, già làng chính lấy huyết gà trộn với rượu khấn ngay chân nhà Rông. Thanh niên trong làng chuẩn bị nến, ghè, chén đồng, bầu và ghè rượu, thịt rượu bố trí theo đúng yêu cầu của già làng. Theo đó, ghè rượu cúng tế thần linh được cột ngay chính giữa nhà Rông, vị trí quan trọng nhất. Ghè rượu thứ 2 được cột chỗ dựng cây Nêu có sẵn trong nhà Rông và sau đó các ghè của hộ gia đình cột nối theo.
Công tác chuẩn bị xong, những người già có uy tín trong làng bắt đầu làm lễ khấn báo lên ông bà tổ tiên. Hướng về phía mặt trời mọc, đồng thanh đọc lời khấn, sau đó già làng lấy rượu pha với huyết đổ từng cột nhà Rông, đọc lời khấn, rồi các già làng cùng nhau uống rượu trước. Sau khi làm xong nhưng nghi lễ ở ngoài sân, các già làng tiến vào nhà rông, buộc 1 ghè rượu cúng vào cây Nêu cố định có sẵn đã được trang trí ở chính giữa nhà Rông đối diện cửa ra vào. Và dàn trống chiêng, xoang bắt đầu đánh, múa 3 vòng quanh sân nhà Rông.
Cúng khoảng 45 phút các già làng di chuyển để thực hiện những công việc có tính chất nghi lễ tiếp theo: Rượu hòa với huyết sẽ được dùng làm nước tẩy rửa những vật linh thiêng (lấy rượu với huyết quét lên từng cột nhà Rông) sau đó cái bầu đựng huyết với rượu được cất giữ trong nhà Rông. Cuộc vui với những điệu xoang uyển chuyển và điệu cồng chiêng rộn ràng vẫn tiếp tục như thế trong vòng 3 ngày./.
Điện Kremlin hối thúc tiến hành sớm cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ  (02/12/2018)
Tỉnh Hồ Nam mong muốn đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp với TP. Hồ Chí Minh  (02/12/2018)
Điện mừng kỷ niệm 43 năm Quốc khánh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào  (02/12/2018)
Hội nghị Thượng đỉnh G20 đạt được sự đồng thuận và ra tuyên bố chung  (02/12/2018)
Tây Nguyên phải là một biểu tượng phát triển du lịch Việt Nam  (01/12/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên