Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Nhà nước Ca-ta và Cô-oét
Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tại sân bay quốc tế Đô-ha |
Đúng 18 giờ, giờ địa phương (22 giờ, giờ Việt Nam) ngày 7-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Đô-ha, Thủ đô Đô-ha bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhà nước Ca-ta. Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được tổ chức tại sân bay quốc tế Đô-ha. Ðây là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Nhà nước Ca-ta, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (2-1993).
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Nhà nước Ca-ta nhằm tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi để đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước này đi vào chiều sâu, ổn định; tạo bước đột phá trong hợp tác kinh tế đầu tư, thương mại, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng như hiện nay. Ðồng thời thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và yêu cầu như dầu khí, lao động, hợp tác nông nghiệp, tài chính.
Nằm ở vùng Vịnh, tuy có diện tích nhỏ và dân số ít (Ca-ta có 1 triệu người và Cô-oét có hơn 2,5 triệu người) nhưng Ca-ta và Cô-oét là những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh, với nguồn tài nguyên dầu mỏ có trữ lượng lớn. Theo thống kê, trữ lượng dầu lửa của Ca-ta lớn (16 tỉ thùng), hơi đốt là 25.000 tỉ m3, đứng thứ 3 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí hóa lỏng. Nền kinh tế Ca-ta chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác, chế biến dầu lửa và hơi đốt. Dầu lửa và hơi đốt đem lại khoảng 85% nguồn thu xuất khẩu và 60% GDP. Ngoài dầu lửa, Ca-ta còn có một số nhà máy xi măng, sửa chữa tàu thuyền. Ca-ta xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm dầu, phân bón, thép..., nhập khẩu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, thực phẩm, hóa chất. Hiện Ca-ta có khoảng 600.000 lao động nước ngoài làm việc.
Cô-oét cũng là một quốc gia có trữ lượng dầu lớn (94 tỉ thùng - chiếm gần 10% trữ lượng thế giới) tương đương 13,3 tỉ tấn, kinh tế Cô-oét những năm gần đây cũng đã thay đổi nhanh chóng. Với sản lượng khai thác dầu hiện nay 2,6 triệu thùng/ngày hiện nay, thu nhập từ dầu khí mang lại cho Cô-oét mỗi năm 47 tỉ USD.
Những năm gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Ca-ta được tăng cường và mở rộng, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn các cấp. Quan hệ kinh tế giữa hai nước cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam và Ca-ta đã ký kết nhiều văn bản như: Hiệp định hợp tác hàng không; Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; thỏa thuận hợp tác dầu khí… Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ca-ta năm 2008 đạt gần 80 triệu USD. Ca-ta mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực: bất động sản, năng lượng, nông nghiệp, thương mại, đầu tư tài chính… Từ năm 2006 đến nay, hợp tác lao động giữa Việt Nam và Ca-ta đã phát triển mạnh với khoảng 11.000 công nhân Việt Nam hiện đang làm việc tại Ca-ta trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với Cô-oét, quan hệ Việt Nam và Cô-oét ngày càng được tăng cường và mở rộng. Tại các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước, lãnh đạo hai bên nhất trí tăng cường hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Cô-oét đạt 44 triệu USD (năm 2007) và tăng mạnh lên 150 triệu USD (năm 2008). Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Cô-oét chủ yếu là sản phẩm dệt may, hàng hải sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hàng rau quả, hạt tiêu, giày dép các loại, sản phẩm gốm sứ...
Hai nước nhất trí sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam và Cô-oét hoạt động kinh doanh, góp phần tăng cường và củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Thông qua “Quỹ Cô-oét phát triển kinh tế Arập”, Cô-oét giúp Việt Nam nguồn vốn vay với tổng cộng hơn 100 triệu USD cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng (công trình thủy lợi, đường giao thông nông thôn). Việt Nam và Cô-oét đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật; Hiệp định Thương mại; Hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư; Hiệp định vận chuyển hàng không…
Trên cơ sở hợp tác tốt đẹp sẵn có, chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Ca-ta và Cô-oét sẽ tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ chính trị đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi để đưa quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước này đi vào chiều sâu, ổn định. Đây cũng là dịp để Việt Nam - Ca-ta - Cô-oét thúc đẩy đột phá trong hợp tác kinh tế đầu tư, thương mại trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng như hiện nay.
Chuyến thăm cũng nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và yêu cầu như dầu khí, lao động, hợp tác nông nghiệp; ký kết các văn kiện tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh; tăng cường hợp tác và phối hợp giữa Việt Nam với hai nước trên các diễn đàn quốc tế và khu vực./.
Phía Mỹ đánh giá sai lệch tình hình nhân quyền ở Việt Nam  (08/03/2009)
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008  (07/03/2009)
Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008  (07/03/2009)
Nâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ trong khu vực công  (06/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên