Tăng cường sự đồng thuận và tạo lòng tin trong nhân dân
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Công tác quần chúng Trung ương chủ trì hội nghị.
Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn và các thành viên Hội đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao sự nỗ lực đổi mới trong phương thức hoạt động, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho Đảng về những vấn đề liên quan đến quần chúng của Hội đồng Công tác quần chúng Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2018.
Bà Trương Thị Mai cho rằng bên cạnh những mặt tích cực về kinh tế-xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng… đã góp phần tác động, cải thiện tốt hơn đời sống nhân dân, vẫn tồn tại những thách thức như đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, người nghèo ở đô thị còn nhiều khó khăn; sự phân hóa giàu-nghèo đang tiếp tục gia tăng; hạn chế trong công bằng xã hội do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các địa phương; thiếu nguồn lực để cải thiện chính sách; tác động của mạng xã hội tới suy nghĩ, quan điểm của người dân…
Bên cạnh đó, tại một số địa phương còn tồn tại vấn đề phức tạp như khiếu kiện đông người, những vấn đề bức xúc gây nên phản ứng tiêu cực của người dân song chưa được giải quyết thỏa đáng.
Thời gian tới, bà Trương Thị Mai đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục phối hợp, nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; từ đó đưa ra đánh giá đầy đủ, trung thực để kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Các tổ chức chính trị-xã hội cần tăng cường tổ chức đối thoại; phản ánh, tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Đảng để ra những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, tạo sự đồng thuận và lòng tin trong nhân dân, góp phần đưa các hoạt động, phong trào quần chúng đi vào thực chất, sát với nhu cầu thực tiễn trong tình hình mới.
6 tháng đầu năm 2018, các cấp ủy, chính quyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể đã quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quần chúng; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác quần chúng, phát huy nội lực trong các tầng lớp nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, bảo đảm an sinh xã hội.
Công tác quần chúng có nhiều nội dung, phương thức đa dạng, phong phú, sát với thực tiễn, đối tượng.
Các phong trào thi đua, cuộc vận động được các cấp, ngành, Mặt trận, đoàn thể, hội, quần chúng triển khai ở nhiều địa phương, cơ sở đã phát huy tinh thần sáng tạo, ý thức tự quản trong nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Hoạt động vì người nghèo và công tác vận động hỗ trợ, cứu trợ nhân dân một số địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai đã được triển khai kịp thời, góp phần ổn định cuộc sống người dân…
Tại hội nghị, các thành viên Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, phản ánh tình hình của các đề án, chương trình công tác liên quan đến công tác quần chúng; đề xuất, tham gia ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của Hội đồng trong 6 tháng cuối năm 2018./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Hạ viện Australia  (23/07/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 16 đến 22-7-2018  (23/07/2018)
Lào Cai công bố thành lập Sở Giao thông Vận tải và Xây dựng  (23/07/2018)
Hải quân hai nước Việt Nam-Ấn Độ tăng cường hoạt động hợp tác  (23/07/2018)
Nhiều chính sách phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long  (23/07/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên