Hội nghị Trung ương 7: Các đề án được thảo luận là rất cần thiết
21:57, ngày 09-05-2018
TCCSĐT - Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII đang diễn ra, tập trung thảo luận các Đề án quan trọng liên quan đến công tác cán bộ, cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội. Nhiều cán bộ, đảng viên và người dân ở Thừa Thiên - Huế đánh giá các đề án này là rất cần thiết.
Đổi mới công tác cán bộ
Theo Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Thừa Thiên-Huế Bùi Quang Tình, Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XII được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Đây có thể xem là bước đột phá trong việc đổi mới công tác cán bộ, nhất là trong sự nghiệp cách mạng và thời kỳ đổi mới. Đáng chú ý, trong Đề án nêu giải pháp nhằm thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương, điều này sẽ giúp kiểm soát quyền lực tốt hơn, cũng như hạn chế tình trạng "chạy chức", "chạy quyền", ưu tiên cho con cháu, họ hàng.
Bên cạnh đó, việc cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho cán bộ, đảng viên phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc; có cơ chế, chính sách để tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm; cũng tạo động lực cho cán bộ có tâm có tầm.
Cải cách tiền lương là chủ trương thiết thực
Theo Đại tá Lê Văn Nguyên, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề án cải cách tiền lương được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đón nhận, hưởng ứng trong đó có lực lượng vũ trang. Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lý và thiết thực.
Với đề án này, tất cả cán bộ có năng lực thực sự đều được hưởng lương xứng đáng, đồng thời tương xứng với trách nhiệm và năng lực của mỗi người. Đối với khối lực lượng vũ trang nói riêng, thời gian qua Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm. Bảng lương của lực lượng vũ trang được quy định riêng thể hiện rõ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, đối với một số chiến sỹ trẻ, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, cần có chế độ hỗ trợ về nhà ở hoặc được hỗ trợ vào lương...
Còn bà Trần Hoàng Thảo Nguyên, cán bộ Ủy ban nhân dân phường Phú Nhuận, thành phố Huế cho rằng, vấn đề cải cách tiền lương đang được cả xã hội quan tâm; chính sách về tiền lương hợp lý là đầu tư cho phát triển xã hội; trả lương theo đúng chức danh, vị trí việc làm, không "cào bằng" sẽ tạo bước đột phá về năng suất lao động.
Trả lương theo cấp bậc, vị trí việc làm, đề cao trách nhiệm trả lương của người đứng đầu, người sử dụng lao động gắn với năng lực, khả năng của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.
Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Bà Bùi Thị Trang, công tác tại Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh cho rằng, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là rất cần thiết và như vậy mới tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội cho toàn dân.
Để làm được điều này cần sửa đổi Luật Việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, tránh sa thải lao động, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động, nhanh chóng đưa người thất nghiệp trở lại làm việc, khắc phục tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
Cần hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đọng, trục lợi bảo hiểm xã hội theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội có thẩm quyền xử phạt việc chậm đóng, nợ đọng đối với các doanh nghiệp đồng thời, các doanh nghiệp và người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện cơ quan thực hiện bảo hiểm xã hội nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
Kỳ vọng công tác cán bộ sẽ có nhiều đột phá
Nêu ý kiến về đề án “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ", theo ông Lê Thanh Nhân, đảng viên, cán bộ hưu trí phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ: Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền mà không đủ trình độ, năng lực nhưng vì là bà con thân thuộc của đồng chí A, đồng chí B làm việc theo kiểu “ngồi chơi xơi nước” thì không thể giải quyết hiệu quả công việc.
Ông Nhân cũng đưa ra một thực trạng hiện nay, có những sinh viên tốt nghiệp đại học, cả sau đại học nhưng không có việc làm. “Tôi kỳ vọng Hội nghị Trung ương 7 sẽ có quyết sách và biện pháp mạnh mẽ liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ; trong đó, sẽ có những quy định chặt chẽ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước phải xét đúng người có trình độ, năng lực, chuyên môn phù hợp. Đề án sẽ có quyết sách giải quyết tình trạng “cả dòng họ làm quan” trong các cơ quan công quyền, tạo niềm tin tuyệt đối của người dân đối với Đảng và Nhà nước...”, ông Nhân cho biết thêm.
Ông Võ Thành Đô, đảng viên, cán bộ hưu trí phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cho rằng đối với chính sách cán bộ, cần quan tâm đào tạo những người vừa có năng lực, trình độ, đồng thời phải có đạo đức. Theo ông Đô, đạo đức cán bộ phải thông qua giáo dục, đào tạo, kiểm tra, chắt lọc nghiêm túc mới tìm ra được những cán bộ giỏi thực sự toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thời gian qua một số cán bộ sa ngã, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Vì vậy, trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt phải quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về trình độ, kiến thức mà còn bồi dưỡng đạo đức để có được những cán bộ vừa có tài, vừa có đức.
Còn theo ông Phạm Ngọc Hùng - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí thành phố Cần Thơ, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII kịp thời. Ông Hùng cũng lưu ý, trong hội nhập kinh tế thị trường, nếu cán bộ không có phẩm chất đạo đức tốt rất dễ bị cám. Vì vậy, cán bộ hưu trí thành phố Cần Thơ kỳ vọng, đề án cán bộ nếu được thông qua sẽ giúp đào tạo ra những lớp cán bộ kế thừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn giữ được phẩm chất của người cán bộ cách mạng.../.
Theo Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Thừa Thiên-Huế Bùi Quang Tình, Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ được thảo luận tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XII được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng.
Đây có thể xem là bước đột phá trong việc đổi mới công tác cán bộ, nhất là trong sự nghiệp cách mạng và thời kỳ đổi mới. Đáng chú ý, trong Đề án nêu giải pháp nhằm thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương, điều này sẽ giúp kiểm soát quyền lực tốt hơn, cũng như hạn chế tình trạng "chạy chức", "chạy quyền", ưu tiên cho con cháu, họ hàng.
Bên cạnh đó, việc cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho cán bộ, đảng viên phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc; có cơ chế, chính sách để tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm; cũng tạo động lực cho cán bộ có tâm có tầm.
Cải cách tiền lương là chủ trương thiết thực
Theo Đại tá Lê Văn Nguyên, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề án cải cách tiền lương được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đón nhận, hưởng ứng trong đó có lực lượng vũ trang. Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lý và thiết thực.
Với đề án này, tất cả cán bộ có năng lực thực sự đều được hưởng lương xứng đáng, đồng thời tương xứng với trách nhiệm và năng lực của mỗi người. Đối với khối lực lượng vũ trang nói riêng, thời gian qua Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm. Bảng lương của lực lượng vũ trang được quy định riêng thể hiện rõ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, đối với một số chiến sỹ trẻ, đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, cần có chế độ hỗ trợ về nhà ở hoặc được hỗ trợ vào lương...
Còn bà Trần Hoàng Thảo Nguyên, cán bộ Ủy ban nhân dân phường Phú Nhuận, thành phố Huế cho rằng, vấn đề cải cách tiền lương đang được cả xã hội quan tâm; chính sách về tiền lương hợp lý là đầu tư cho phát triển xã hội; trả lương theo đúng chức danh, vị trí việc làm, không "cào bằng" sẽ tạo bước đột phá về năng suất lao động.
Trả lương theo cấp bậc, vị trí việc làm, đề cao trách nhiệm trả lương của người đứng đầu, người sử dụng lao động gắn với năng lực, khả năng của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.
Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội
Bà Bùi Thị Trang, công tác tại Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh cho rằng, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là rất cần thiết và như vậy mới tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội cho toàn dân.
Để làm được điều này cần sửa đổi Luật Việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, tránh sa thải lao động, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động, nhanh chóng đưa người thất nghiệp trở lại làm việc, khắc phục tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.
Cần hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đọng, trục lợi bảo hiểm xã hội theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội có thẩm quyền xử phạt việc chậm đóng, nợ đọng đối với các doanh nghiệp đồng thời, các doanh nghiệp và người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện cơ quan thực hiện bảo hiểm xã hội nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
Kỳ vọng công tác cán bộ sẽ có nhiều đột phá
Nêu ý kiến về đề án “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ", theo ông Lê Thanh Nhân, đảng viên, cán bộ hưu trí phường Trung Nhứt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ: Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền mà không đủ trình độ, năng lực nhưng vì là bà con thân thuộc của đồng chí A, đồng chí B làm việc theo kiểu “ngồi chơi xơi nước” thì không thể giải quyết hiệu quả công việc.
Ông Nhân cũng đưa ra một thực trạng hiện nay, có những sinh viên tốt nghiệp đại học, cả sau đại học nhưng không có việc làm. “Tôi kỳ vọng Hội nghị Trung ương 7 sẽ có quyết sách và biện pháp mạnh mẽ liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ; trong đó, sẽ có những quy định chặt chẽ cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước phải xét đúng người có trình độ, năng lực, chuyên môn phù hợp. Đề án sẽ có quyết sách giải quyết tình trạng “cả dòng họ làm quan” trong các cơ quan công quyền, tạo niềm tin tuyệt đối của người dân đối với Đảng và Nhà nước...”, ông Nhân cho biết thêm.
Ông Võ Thành Đô, đảng viên, cán bộ hưu trí phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ cho rằng đối với chính sách cán bộ, cần quan tâm đào tạo những người vừa có năng lực, trình độ, đồng thời phải có đạo đức. Theo ông Đô, đạo đức cán bộ phải thông qua giáo dục, đào tạo, kiểm tra, chắt lọc nghiêm túc mới tìm ra được những cán bộ giỏi thực sự toàn tâm, toàn ý phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thời gian qua một số cán bộ sa ngã, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Vì vậy, trong công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt phải quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về trình độ, kiến thức mà còn bồi dưỡng đạo đức để có được những cán bộ vừa có tài, vừa có đức.
Còn theo ông Phạm Ngọc Hùng - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ hưu trí thành phố Cần Thơ, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa XII kịp thời. Ông Hùng cũng lưu ý, trong hội nhập kinh tế thị trường, nếu cán bộ không có phẩm chất đạo đức tốt rất dễ bị cám. Vì vậy, cán bộ hưu trí thành phố Cần Thơ kỳ vọng, đề án cán bộ nếu được thông qua sẽ giúp đào tạo ra những lớp cán bộ kế thừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng vẫn giữ được phẩm chất của người cán bộ cách mạng.../.
Bầu hai đồng chí Trần Cẩm Tú và Trần Thanh Mẫn vào Ban Bí thư  (09/05/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi điện mừng Thủ tướng Liên bang Nga  (09/05/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 30-4 đến 06-5-2018)  (09/05/2018)
Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án phát triển Hệ tri thức Việt số hóa  (09/05/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên