Tập huấn, tuyên truyền về kết quả công tác quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia
TCCSĐT - Ngày 09-5-2018, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Ngoại giao, Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền về kết quả công tác quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia năm 2018 tại tỉnh Bình Phước. Đồng chủ trì Hội nghị có đồng chí Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước.
Tham dự hội nghị còn có các đồng chí đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương Cơ quan thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ngành, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cùng trên 350 đại biểu đại diện ban tuyên giáo các huyện ủy, đồn biên phòng, trưởng ấp tại khu vực biên giới của tỉnh Bình Phước.
Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Trần Tuệ Hiền cho biết: Bình Phước là tỉnh biên giới đất liền dài nhất toàn tuyến với Campuchia với tổng chiều dài 260,33 km tiếp giáp với 3 tỉnh Kratie, Mundulkiri, Tobong Khmum thuộc Vương quốc Campuchia, là tỉnh hoàn thành sớm nhất việc phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia (cuối năm 2012). Đến ngày 02-5-2018, tỉnh đã hoàn thành xây dựng được 172/173 mốc phụ và đang trong giai đoạn hoàn thiện mốc 75/8. Song song đó, Bình Phước luôn chú trọng công tác quốc phòng - an ninh, nên những năm gần đây, tình hình chính trị, quốc phòng - an ninh trên địa bàn luôn bảo đảm; an ninh trật tự trên tuyến biên giới ổn định; quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia ngày càng phát triển tốt đẹp. Trong năm 2017, tỉnh Bình Phước vinh dự đón tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến thăm nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Thủ tướng Hun Sen và đồng đội bắt đầu con đường cách mạng, cứu đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Bên cạnh mặt thuận lợi, đồng chí cũng chia sẻ vấn đề biên giới ở Bình Phước cũng đang gặp nhiều thách thức như: Đời sống nhân dân các xã có đường biên giới tiếp giáp với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia còn nhiều khó khăn; công tác tuyên truyền kết quả quản lý biên giới rộng nhưng chưa sâu, sự phối hợp trong công tác này có lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả mang lại chưa cao; tình trạng buôn lậu, phá rừng, đưa người qua biên giới diễn ra phức tạp; hoạt động của các thế lực thù địch, các phần tử phản động lưu vong, phần tử lợi dụng dân tộc, tôn giáo trên địa bàn các xã giáp ranh còn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới… Do đó, trong thời gian tới mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương để Bình Phước giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Khai mạc Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Linh nhấn mạnh, Việt Nam và Campuchia là 2 nước láng riềng với những nét tương đồng về địa lý, lịch sử, văn hóa. Quan hệ hai nước ngày trở nên khăng khít, bền chặt, đã được các thế hệ lãnh đạo hai nước vun đắp, đã trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc. Việt Nam - Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền đi qua địa giới hành chính của 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia luôn mong muốn xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác cùng phát triển trên cơ sở Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận của hai nước. Các cơ quan chức năng, chính quyền và nhân dân địa phương biên giới 2 bên đã phối hợp tích cực để triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền đến nay đã hoàn thành trên 84% số lượng công việc và quyết tâm hoàn thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững…
Trên cơ sở những nội dung thông tin được cập nhật tại Hội nghị lần này, đồng chí Phạm Văn Linh đề nghị các đại biểu cần tập trung chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức công tác tuyên truyền phù hợp, từ nhận thức đến hành động của các tầng lớp Nhân dân khu vực biên giới hai nước, góp phần xây dựng tuyến biên giới ổn định, hữu nghị, hòa bình, phát triển.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo viên Trung ương thuộc Ban Biên giới Chính phủ, Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công Thương thông tin các chuyên đề về: Quá trình hoạch định phân giới, cắm mốc và một số lưu ý trong công tác quản lý biên giới Việt Nam - Campuchia hiện nay; Quan hệ Việt Nam - Campuchia, thuận lợi, khó khăn và những điểm cần lưu ý trong tuyên truyền về công tác quản lý biên giới đất liền; Tình hình an ninh biên giới Việt Nam - Campuchia và những yêu cầu đặt ra đối với chính quyền nhân dân các cấp trong giai đoạn hiện nay; Giải pháp và phương hướng phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới./.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trong xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay  (09/05/2018)
“Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” - Lời căn dặn cuối cùng của đồng chí Trần Phú luôn nhắc nhở chúng ta  (09/05/2018)
Chiến thắng phát xít mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại  (08/05/2018)
Lễ tưởng niệm Binh đoàn bất tử tại Việt Nam  (08/05/2018)
Việt Nam quan ngại trước tin Trung Quốc đặt tên lửa ở Trường Sa  (08/05/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên