Thủ tướng Chính phủ: Còn tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh”
Phát biểu mở đầu họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, trong ngày 03-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2018 trong bối cảnh đất nước đã đi được 1/3 chặng đường của năm 2018 và trước khi Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV khai mạc.
Chính phủ đã bàn một số nội dung quan trọng: (1) Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2018; (2) thảo luận một số vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế như dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh 4 tháng đầu năm 2018; việc quản lý, sử dụng viên chức, hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; (3) công tác chuẩn bị phục vụ kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV và một số nội dung khác.
Về tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm, Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực:
- Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 0,08% so với tháng trước, bình quân 4 tháng tăng 2,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 4,8%), lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,62%). Mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp IPP tính chung cả 4 tháng ước tăng 11,4%, cao hơn so với mức tăng của 4 tháng năm 2017 (6,6%), trong đó, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14%.
- Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá và phục hồi rõ nét, do điều kiện thời tiết thuận lợi (đàn bò tăng 2,9%, gia cầm tăng 6,8%, sản lượng thủy sản tăng 4,5%, trong đó nuôi trồng tăng 5,9%, khai thác tăng 3,2%). Tính tới thời điểm cuối tháng 4-2018, đã có 50 huyện và 3.069 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng qua đạt 73,76 tỷ USD, tăng 19%. Xuất siêu tiếp tục duy trì ở mức 3,39 tỷ USD, góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Ngoài việc tiếp tục tăng trưởng mạnh xuất khẩu, chúng ta đã có bước tiến quan trọng trong điều tiết nhập khẩu, đặc biệt nhập siêu từ Trung Quốc.
- Khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 5,5 triệu lượt, tăng 29%. Chính phủ thống nhất tiếp tục gia hạn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu thêm ba năm nữa, bắt đầu từ 01-7-2018 để tạo thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Dự trữ ngoại hối đã đạt gần 63 tỷ USD, như vậy trong hơn 2 năm qua chúng ta đã mua thêm 32 tỷ USD. Thu ngân sách đạt hơn 33% dự toán.
- Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng được xử lý nghiêm, củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tập trung khắc phục, không được chủ quan, lơ là: Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định chưa thật vững chắc. Mặc dù chỉ số CPI 4 tháng đầu năm tăng thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có xu hướng giá dầu thô tăng (giá dầu có lúc đạt đến 72 USD/thùng, cao nhất từ cuối năm 2014). Giải ngân vốn đầu tư công thấp (4 tháng vốn giải ngân chỉ đạt 16,4% dự toán, cùng kỳ năm 2017 đạt 22,3% dự toán).
Môi trường đầu tư kinh doanh mặc dù có cải thiện nhưng cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, nhiều chỉ số của môi trường kinh doanh còn có thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng toàn cầu như gia nhập thị trường, phá sản doanh nghiệp. Cả nước có trên 41.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ. Có trên 26.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, số doanh nghiệp giải thể gần 4.700, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng nhắc tới tình trạng “trên nóng, dưới nóng, ở giữa lạnh”, tức là cấp trung gian như huyện, sở, vụ, cục… chưa vào cuộc. Có địa phương, nhà đầu tư lên Sở Xây dựng xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết phải đi tới 33 lần.
Vốn FDI đăng ký mới có xu hướng giảm trong bối cảnh Mỹ và các đối tác giảm mạnh thuế suất thu nhập doanh nghiệp và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư về nước. Mặc dù vốn FDI thực hiện tiếp tục tăng 6,3%, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 67%, nhưng vốn đăng ký cấp mới giảm 27,2% so với cùng kỳ, vốn đăng ký tăng thêm giảm 48,6% so với cùng kỳ.
Thủ tướng cũng hết sức quan tâm đến tình trạng nợ đọng văn bản, nhiều văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết luật, pháp lệnh chậm được ban hành, cần có giải pháp khắc phục.
Còn có hạn chế, một số biểu hiện xấu về đạo đức, lối sống, như các vụ việc liên quan tới các thầy thuốc, nhà giáo, học sinh…; hoạt động của một số người xưng là “Hội Thánh của Đức Chúa Trời” chưa được xử lý kịp thời; còn xảy ra một số vụ phá rừng nghiêm trọng…
Chính phủ cho rằng nhiệm vụ thời gian tới của năm 2018 là hết sức nặng nề trong bối cảnh tình hình khu vực và trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường; nhất là xu hướng bảo hộ mậu dịch, dựng hàng rào thuế quan đối với một số mặt hàng mà ta có thế mạnh. Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành chức năng cần chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, nghiên cứu, phân tích kỹ để đề xuất giải pháp phù hợp với những kịch bản, diễn biến mới, nhất là động thái của các nước lớn trên thế giới, trong khu vực và tình hình thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ.
Chính phủ yêu cầu từng thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm và Chương trình hành động của bộ, ngành, địa phương. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô; giải ngân vốn đầu tư công; tài chính - ngân sách; nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ và du lịch; giao thông vận tải; môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính; văn hóa, xã hội, môi trường; quốc phòng, an ninh và đối ngoại; thông tin và truyền thông.
Tiếp tục coi công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Đẩy mạnh rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa ngay (các quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh, quy hoạch, môi trường, đất đai, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Quan tâm, đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, không để nợ đọng văn bản hướng dẫn, nêu rõ trách nhiệm cá nhân.
Phần còn lại của chương trình họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thong tin về hoạt động của Tổ công tác kiểm tra việc thực hiện các việc mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và cùng với đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương trả lời câu hỏi của các nhà báo./.
Hoạt động truyền thông đối ngoại của Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (03/05/2018)
Nhượng bộ nhất định: Mỹ gia hạn miễn thuế nhôm, thép  (03/05/2018)
Tăng cường sự tham gia xã hội trong chăm sóc người cao tuổi  (03/05/2018)
Vai trò của giá trị nhân văn quân sự truyền thống đối với xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay  (03/05/2018)
Ban Bí thư sẽ xem xét báo cáo kết quả kiểm tra với bà Mỹ Thanh  (03/05/2018)
Không chậm trễ trong xây dựng dự án luật chuẩn bị cho Kỳ họp Quốc hội  (03/05/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên