Thủ tướng dự tọa đàm bàn tròn với các công ty đa quốc gia
Sáng 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tọa đàm bàn tròn với 16 nhà lãnh đạo các tập đoàn, công ty đa quốc gia quy mô lớn, là những nhà đầu tư có uy tín trên nhiều lĩnh vực của Singapore với công nghệ hàng đầu thế giới.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh lãnh đạo các tập đoàn, công ty đa quốc gia tham dự cuộc gặp mặt để trao đổi về các cơ hội hợp tác, đầu tư kinh doanh với Việt Nam.
Chia sẻ với các công ty đa quốc gia Singapore về bức tranh tổng thể của kinh tế Việt Nam, Thủ tướng cho biết quý 1 năm 2018, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khởi sắc, đạt cao nhất trong 10 năm qua. Việt Nam giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng cao, là thời điểm thuận lợi để các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng cũng cho biết thu nhập bình quân của 93 triệu người dân Việt Nam đạt khoảng 2.400 USD. Tầng lớp trung lưu chiếm 13% dân số, Việt Nam đang trở thành thị trường có sức mua lớn, ngày càng tăng.
Thống kê cũng cho thấy, 55% dân số Việt Nam đang sử dụng internet, gần 50% dân số sử dụng mạng xã hội, khoảng 130 triệu thuê bao điện thoại di động và đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian đến.
Thủ tướng cũng đề cập đến công bố cuối năm 2017 của Ngân hàng Thế giới (WB), môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng 68/190 quốc gia, tăng 30 bậc so với 2012.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năng lực cạnh tranh Việt Nam đứng thứ 55/137 nước, là điểm sáng về thu hút FDI trong khu vực với khoảng 320 tỷ USD, quy mô thương mại trên 425 tỷ USD.
Việt Nam là thành viên của 12 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và đang thảo luận nhiều Hiệp định thương mại quan trọng khác để tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thủ tướng nhấn mạnh và khẳng định những kết quả này nói lên niềm tin của các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và khẳng định sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư đến với Việt Nam.
Thủ tướng thông tin đến các nhà đầu tư về việc Việt Nam đang tích cực xây dựng 3 Đặc khu hành chính kinh tế với rất nhiều ưu đãi ưu việt và là cơ hội lớn để các nhà đầu tư trên thế giới xúc tiến, mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tướng cũng đề nghị các công ty đa quốc gia đẩy nhanh các dự án sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam với công nghệ hiện đại, tuân thủ pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Thủ tướng cho biết sẽ giao các bộ, ngành, địa phương Việt Nam phối hợp tích cực để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các công ty tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tập đoàn, công ty đa quốc gia bày tỏ ấn tượng về thành tựu kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là những nỗ lực cải cách, đổi mới, tham gia sâu rộng vào các cam kết quốc tế và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các công ty đa quốc gia bày tỏ đang quan tâm và đầu tư vào các dự án liên quan đến nhiều lĩnh vực như: Dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục trực tuyến, hỗ trợ người nông dân thanh toán số thông qua sử dụng thiết bị di động.
Các doanh nghiệp này cũng kiến nghị Thủ tướng và Chính phủ sớm tháo gỡ những khó khăn, nhất là những điểm nghẽn về chính sách còn tồn tại; cải cách thị trường vốn; tăng cường tính kết nối giữa các khu vực kinh tế; đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu, triển khai hải quan một cửa...
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam đã giải đáp các kiến nghị mà các công ty đa quốc gia đặt ra và những chương trình, dự án cụ thể; đồng thời khẳng định chính sách minh bạch, công khai của Chính phủ trong điều hành kinh tế và ứng xử với các doanh nghiệp, nhà đầu tư; trong đó có việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực hơn vào tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang tích cực gỡ bỏ những rào cản về chính sách đối với một số lĩnh vực mà trước nay Nhà nước độc quyền để trao cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh ứng dụng các quy trình giải quyết thủ tục mới, nhanh gọn, thuận tiện, phù hợp với xu thế quốc tế trên các lĩnh vực thuế, hải quan.
* Trước đó, cũng trong sáng 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Christian Cabrol, Phó Chủ tịch Tập đoàn Total, Chủ tịch Công ty dầu khí Total khu vực châu Á - Thái Bình Dương - tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới, có mặt tại hơn 130 quốc gia với khoảng 97.000 nhân viên trên toàn cầu, Total hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, thăm dò và khai thác, lọc dầu và hóa chất, tiếp thị và phân phối sản phẩm, điện và khí.
Chúc mừng những kết quả hoạt động của Tập đoàn Total, Thủ tướng cho biết, Total là thương hiệu quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và mong muốn Total mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Total cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và thông tin về việc Tập đoàn đã triển khai nhiều dự án ở Việt Nam, trong là trong lĩnh vực năng lượng.
Tập đoàn hiện thuộc top 4 doanh nghiệp dầu khí lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về khí hóa lỏng. Có mặt tại Việt Nam từ 1990, hiện Total Marketing & Services Việt Nam có khoảng 1.000 nhân viên, chuyên cung cấp các sản phẩm khí hóa lỏng, dầu nhờn.
Tập đoàn có mối quan hệ hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và cũng tham gia một số dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam.
Hiện, Total đang quan tâm đến lĩnh vực khí hóa lỏng và sản xuất điện ở Việt Nam, đồng thời cho biết sẵn sàng hợp tác với các đối tác đầu tư trong lĩnh vực này. Total cũng đang đề xuất với cơ quan chức năng Việt Nam việc xây dựng một số hạ tầng cảng để tiếp nhập khí hóa lỏng.
Đánh giá cao Tập đoàn Total muốn mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam có quy hoạch sản xuất khí hoá lỏng, kể cả nhập khẩu để bổ sung nguồn khí trong nước. Việt Nam hoan nghênh Total có ý định hợp tác với đối tác Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp nhận khí hóa lỏng.
Thủ tướng đề nghị Total tích cực trao đổi với các đối tác Việt Nam như PVN, EVN… để xúc tiến các dự án trong lĩnh vực này, nhất về các dự án đã có trong quy hoạch.
Chính phủ giao Bộ Công thương làm đầu mối tiếp nhận, xem xét giải quyết các yêu cầu của Total, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét./.
Lễ hợp long cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh và Hải Phòng  (28/04/2018)
Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023  (28/04/2018)
Tăng cường giáo dục lịch sử Đảng để chống lại các quan điểm sai trái  (27/04/2018)
Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển 15.000 hợp tác xã nông nghiệp  (27/04/2018)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự APSC 17 và ACC 21  (27/04/2018)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Philippines  (27/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên