Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thăm và làm việc tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang
Báo cáo với đoàn công tác, bà Lê Thị Minh Phụng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Qua nhiều lần tham vấn ý kiến tại hội thảo trong nước và quốc tế, đến nay tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành Đề án đặc khu Phú Quốc. Theo đó, khi thành lập đặc khu Phú Quốc có diện tích trên 57.529 ha với 29.185 hộ (trừ xã Thổ Châu do đã lập đề án thành lập huyện Thổ Châu); có 9 khu hành chính được chuyển đổi từ 2 thị trấn và 7 xã hiện có.
Theo đề án tỉnh Kiên Giang đang xây dựng thì mô hình tổ chức hệ thống chính trị đặc khu Phú Quốc bao gồm Đảng bộ, chính quyền đặc khu; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; các cơ quan nội chính, tư pháp và ngành dọc khác trên địa bàn; thực hiện nhất thể hóa các cơ quan Đảng, chính quyền; nhất thể hóa chức danh Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ đặc khu là Chủ tịch UBND đặc khu; Bí thư Đảng bộ đặc khu hành chính đồng thời là Trưởng khu hành chính. Tổ chức Đảng trong đặc khu Phú Quốc thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng và theo mô hình 3 cấp, gồm đảng bộ cấp trên cơ sở, đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở.
Quan điểm xây dựng các chính sách đầu tư, kinh doanh và ưu đãi cho đặc khu Phú Quốc không dựa quá nhiều vào chính sách miễn, giảm thuế mà nội dung chính là xây dựng theo nhóm chính sách toàn diện để tạo môi trường đầu tư và các chính sách ưu đãi riêng đối với nhà đầu tư chiến lược, đảm bảo tập trung, không dàn trải, có tính đến ưu đãi cho từng giai đoạn phát triển.
Theo quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc là 58.923 ha, trong đó đất dành cho đầu tư phát triển các khu chức năng khoảng 11.200 ha, gồm đất phát triển đô thị, đất phát triển du lịch, đất chuyên dùng, đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật, còn lại đất rừng, nông nghiệp, cây xanh, an ninh - quốc phòng và dự trữ phát triển. Tính đến ngày 15-4-2018 có 277 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các khu quy hoạch trên huyện đảo Phú Quốc với diện tích 10.674 ha, ước tổng vốn đầu tư đăng ký trên 361.000 tỷ đồng. Trong tổng số dự án này có 215 dự án phát triển du lịch với diện tích khoảng 7.894 ha, ước tổng vốn trên 300.000 tỷ đồng, chiếm hơn 77% tổng dự án; còn lại là dự án dân cư, đô thị, nông nghiệp, dịch vụ công, thuê môi trường rừng… Đến nay, 36 dự án đã đi vào hoạt động, 35 dự án đang xây dựng. Trong tổng số 10.674 ha đất được chấp thuận chủ trương, đến ngày 10-4-2018 đã tiến hành bàn giao đất, cho thuê đất 91 dự án với tổng diện tích trên 2.118 ha.
Kiến nghị với với đoàn công tác, tỉnh Kiên Giang đề xuất chức danh cấp phó đặc khu lên ba người thay vì hai người để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư nông nghiệp; ưu đãi tăng thu cho khu đặc khu…
Ghi nhận các ý kiến của đại biểu bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao lộ trình xây dựng mô hình đặc khu Phú Quốc. Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, mô hình chính quyền đặc khu, cơ chế chính sách thì Phú Quốc là một trong ba đặc khu có lợi nhất vì hội đủ các điều kiện xây dựng. Đặc khu cũng được đồng thuận cao nhất và quá trình hình thành tương đối rõ nét. Tuy nhiên, Phú Quốc phải xác định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và dài hơn nữa; tập trung phát triển du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng cao; chú ý quy hoạch phát triển thêm trung tâm tài chính quốc tế hay dịch vụ hàng hải; trung tâm chữa bệnh cao cấp. Từ chiến lược đó phải xây dựng được quy hoạch, phải tính đến quy mô lớn, nhất là trong đề án cần tính đến nguồn lực, lao động; cân đối về môi trường, nước ngọt, rác thải, hạ tầng du lịch…
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý tỉnh Kiên Giang, chính sách đất đai xây dựng ở Phú Quốc phải có đặc thù riêng với các địa phương khác để thu hút đầu tư, nhưng không giảm đi nguồn lực đất đai. Nếu không sử dụng khéo thì chính đất đai sẽ là vật cản phát triển kinh tế ở “đảo ngọc” này.
Trước đó, chiều 22-4, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cùng đoàn công tác đến thăm một số dự án trọng điểm về xây dựng cơ bản, du lịch trên địa bàn huyện Phú Quốc./.
Một số hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018  (23/04/2018)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh G7  (23/04/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 16 đến ngày 22-4-2018  (23/04/2018)
Phó Chủ tịch nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu  (22/04/2018)
Kỷ niệm 148 năm ngày sinh Lê-nin  (22/04/2018)
Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2018  (22/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên