Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh G7
Hội nghị sẽ diễn ra trong 3 ngày với sự tham gia của các ngoại trưởng và bộ trưởng an ninh các nước G7, cùng nhiều nước đối tác và khách mời. Trong 3 ngày hội nghị, các đại biểu sẽ tham dự 13 phiên thảo luận nhóm, chia thành các chủ đề khác nhau.
Cụ thể, trong hai ngày 22 và 23-4 sẽ diễn ra cuộc họp của các ngoại trưởng với 9 phiên thảo luận về Nga và Ukraine, Trung Quốc và an ninh hàng hải, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Myanmar, Venezuela, các điểm nóng tại Trung Đông, ngăn chặn xung đột, hỗ trợ các nỗ lực cải cách và hoà bình của Liên hợp quốc, an ninh mạng, chống khủng bố và bạo lực cực đoan. Tiếp đó, ngày 24-4 sẽ diễn ra 4 phiên thảo luận của các bộ trưởng an ninh về môi trường an ninh, kiểm soát các thách thức an ninh nội địa, an ninh mạng và ngăn chặn khủng bố bằng Internet.
Về triển vọng đạt được tại hội nghị lần này, Giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế của Viện nghiên cứu Munk thuộc Đại học Toronto nhấn mạnh với chương trình nghị sự bao quát và các bộ trưởng có tới 3 ngày để thảo luận, đây là một hội nghị rất quan trọng và có thể đạt được một số thành công. Tất nhiên, các đại biểu sẽ khó đạt được nhất trí trong tất cả các vấn đề, nhưng có thể sẽ có một vài tín hiệu tích cực trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên với triển vọng không chỉ đảo ngược chương trình vũ khí hạt nhân nhằm đưa nước này hội nhập với cộng đồng quốc tế, mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế vì cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Đây là hội nghị cấp bộ trưởng thứ 2 của nhóm G7 trong năm nay do Canada làm chủ tịch luân phiên và được coi là một trong những hội nghị bộ trưởng quan trọng nhất trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Quebec trong hai ngày 08 và 09-6. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến mới, đặc biệt là quan hệ căng thẳng giữa Nga với phương Tây, các bước tiến trong cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và an ninh mạng./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 16 đến ngày 22-4-2018  (23/04/2018)
Phó Chủ tịch nước tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu  (22/04/2018)
Kỷ niệm 148 năm ngày sinh Lê-nin  (22/04/2018)
Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2018  (22/04/2018)
77 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng quốc gia và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2017  (22/04/2018)
IMF hối thúc Mỹ và Trung Quốc giải quyết căng thẳng thương mại  (22/04/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên