Thủ tướng sẽ thăm chính thức Singapore, dự Hội nghị cấp cao ASEAN
Chiều 19-4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ thông tin các hoạt động đối ngoại trong thời gian tới và trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
Tại họp báo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết nhận lời mời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Singapore, tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 32 từ ngày 25 đến 28-4-2018.
Đây là chuyến thăm chính thức Singapore lần đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Thủ tướng trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (01-8-1973 - 01-8-2018) và 5 năm quan hệ đối tác chiến lược (9-2013 - 9-2018).
Hai bên sẽ thảo luận các phương hướng, biện pháp để tăng cường mạnh mẽ hơn nữa quan hệ song phương, tạo những bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác hai nước, trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long, hội kiến với Tổng thống Singapore, phát biểu tại Trường Quản lý Singapore; dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Singapore, thăm một số cơ sở kinh tế của Singapore.
Sau khi thăm chính thức Singapore, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 32. Đây là hội nghị cấp cao đầu tiên trong năm 2018 trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Singapore.
Trên tinh thần chủ đề “Xây dựng một ASEAN tự cường và sáng tạo”, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ trao đổi về phương hướng, biện pháp đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết nhằm nâng cao năng lực tự cường của ASEAN, ứng phó với các thách thức đặt ra; đồng thời thúc đẩy phát triển dựa vào sáng tạo trên cơ sở tận dụng các cơ hội mới do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại, góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, phát triển bền vững.
Trong thời gian dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước ASEAN.
Cũng theo Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, nhận lời mời của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu Irene Natividad, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu và tiến hành một số hoạt động song phương tại Australia từ ngày 22 đến 28-4-2018.
Hội nghị năm nay có chủ đề “Các nền kinh tế chia sẻ giá trị chung”, nhấn mạnh tầm quan trọng của toàn cầu hóa, phát triển bao trùm, mở rộng liên kết kinh tế, trong đó đề cao vai trò, sự đóng góp của phụ nữ.
Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu là một diễn đàn quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường quyền năng kinh tế cho phụ nữ, tạo cơ hội kết nối, mở rộng hợp tác, phát huy vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và trên toàn cầu.
Dự kiến, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ có phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị, gặp gỡ lãnh đạo các nước tham dự hội nghị, tiếp xúc với lãnh đạo Australia và các bang Victoria, New South Wales, thăm một số cơ sở kinh tế và giáo dục, gặp đại diện kiều bào, sinh viên, doanh nghiệp Việt Nam tại Australia./.
Việt Nam hoan nghênh Hàn Quốc và Triều Tiên thúc đẩy đối thoại  (20/04/2018)
Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long với các đối tác Nhật Bản  (20/04/2018)
Phản ứng của Việt Nam về thông tin Mỹ xem xét gia nhập CPTPP  (20/04/2018)
22 tác phẩm sách hay và 13 tác phẩm sách đẹp nhận giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ nhất  (20/04/2018)
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm việc tại Thừa Thiên - Huế  (20/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên