Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Đại học Quốc gia Australia
22:33, ngày 14-03-2018
Theo Đặc phái viên, ngay sau khi đến thủ đô Canberra, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Australia, chiều 14-3 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm và nói chuyện với giảng viên và học viên Đại học Quốc gia Australia - một trong 10 đại học nghiên cứu hàng đầu trên thế giới.
Đại học Quốc gia Australia (ANU) được thành lập năm 1946, là trường duy nhất ở Australia được lập theo Đạo luật của Quốc hội liên bang, trong khi các đại học khác của Australia đều được thành lập theo luật của Quốc hội các tiểu bang. ANU hiện có hơn 12.000 sinh viên trong nước và quốc tế theo học và có khoảng 3.600 nhân viên.
Trường liên tục được đánh giá là trường Đại học tốt nhất của Australia và là trường đại học duy nhất của Australia lọt vào top 50 Đại học trên thế giới. Giảng viên và cựu sinh viên của trường đã từng nhận được 5 giải thưởng Nobel. ANU có phân khoa Việt Nam của Khoa nghiên cứu Á Châu, nơi đây có những tài liệu, sách báo, tranh ảnh... phục vụ cho sinh viên nghiên cứu về Việt Nam. Thư viện của ANU là một trong những thư viện lớn nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với hơn 2 triệu đầu sách và trên 300.000 cuốn tạp chí.
Bày tỏ vinh dự đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm, trong phát biểu chào mừng, Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Australia Gareth Evans đề cao Việt Nam - quốc gia có chính sách cởi mở, thúc đẩy các dòng thương mại, đầu tư và theo đuổi một trật tự kinh tế dựa trên luật lệ. Ông Gareth Evans cho rằng hiện Việt Nam đã có độ mở gần như lớn nhất trên thế giới, sánh ngang với Singapore.
Phát biểu với lãnh đạo, giảng viên, sinh viên ANU, Thủ tướng nhấn mạnh việc lựa chọn ANU là điểm đến đầu tiên trong chương trình thăm chính thức Australia - cơ sở giáo dục đại học danh tiếng, nơi có nhiều cựu sinh viên trở thành chính trị gia nổi tiếng, trong đó hiệu trưởng hiện nay từng là Ngoại trưởng Australia nhiều năm, hay Phó Hiệu trưởng từng đoạt giải Nobel. Thủ tướng cho rằng với danh tiếng và uy tín của mình, hằng năm có nhiều sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam chọn Đại học quốc gia Australia là nơi học tập để chắp cánh cho các khát vọng, ước mơ của mình.
Giới thiệu về Việt Nam đến các sinh viên quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh dù phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, nhưng Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động. Để ví dụ về thành tựu xuất siêu của Việt Nam, Thủ tướng cầm chiếc điện thoại di động trên tay và cho rằng rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Australia đang sử dụng hằng ngày đến từ Việt Nam. Vì có đến khoảng 3/4 lượng điện thoại này được Samsung sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam hiện có trao đổi thương mại với trên 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do và là nước thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
Thủ tướng đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của Australia đối với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai nước đã hợp tác tại nhiều diễn đàn đa phương và cùng tham gia nhiều hiệp định thương mại và đầu tư tại khu vực mà mới đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hai nước cũng chia sẻ quan điểm trong nhiều vấn đề liên quan đến gìn giữ hòa bình, bảo đảm an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông.
Đề cập đến việc hai nước đang kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng chia sẻ thông tin quan trọng là trong chuyến thăm này, hai bên sẽ chính thức nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược.
Trả lời câu hỏi của Ngài Hiệu trưởng về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam không ngừng cải thiện và được các tổ chức uy tín như WB và Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá tăng trưởng liên tục những năm qua.
Về triển vọng hợp tác giáo dục giữa hai nước, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Đại học Quốc gia Australia tiếp tục mở rộng liên kết với các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam trong chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên.
“Chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại học quốc gia Australia và các Đại học khác của Australia đẩy mạnh hợp tác giáo dục với Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định và cho biết thêm rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Australia sẽ ký thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ hai nước trong giai đoạn 2018 - 2023 với mục tiêu và phương hướng hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Tiếp sau buổi gặp gỡ, giao lưu với lãnh đạo, giảng viên và sinh viên Đại học Quốc gia Australia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi bàn tròn với lãnh đạo cơ sở giáo dục uy tín này. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đặt biệt là lĩnh vực đào tạo chiếm ưu thế tốt nhất. Hiện có khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam theo học ở Australia, cao nhất trong số các nước trên thế giới có sinh viên Việt Nam theo học. Điều đó nói lên sự tín nhiệm của phụ huynh và sinh viên Việt Nam đối với các trường đại học của Australia.
Ngoài ra, có 60.000 cựu sinh viên, du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp ở Australia và về nước làm việc. Thủ tướng cho rằng sinh viên được đào tạo tại Australia có chất lượng tốt và cùng với thương mại, đầu tư và các lĩnh vực quan trọng khác, thì giáo dục và đào tạo là một ưu thế lớn mà hai nước cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn khi nâng cấp quan hệ song phương lên tầm Đối tác chiến lược.
Đặt vấn đề tìm nguyên nhân cho việc ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam theo học tại Australia, Thủ tướng cho rằng đó là nhờ Australia có môi trường sống tốt, một xã hội đa văn hóa và bảo vệ quyền con người kể cả với người nước ngoài. Bên cạnh đó, mức sinh hoạt phí, học phí chấp nhận được, dù học phí của một số trường còn cao.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược lâu dài, Thủ tướng cho rằng dựa trên nền tảng chính là nguồn nhân lực được đào tạo tại nước đó, Thủ tướng cho rằng Australia đã đi trước con đường này và đó là viên gạch rất vững bền cho mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Australia.
Chiều tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Australia.
Các ý kiến của bà con kiều bào bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của đất nước; đánh giá cao việc Chính phủ đang tích cực xây dựng và phát triển theo phương châm Chính phủ kiến tạo. Khẳng định luôn hướng về quê hương, đất nước và vui mừng khi chứng kiến đời sống của người dân trong nước ngày càng cải thiện Luật sư Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia bày tỏ vinh dự và vui mừng trước thành tựu tăng trưởng 6,81% năm 2017 của đất nước sau khi vượt qua rất nhiều khó khăn. Ông cũng đánh giá cao việc thời gian qua, bộ sách giáo khoa tiếng Việt đã được đưa lên mạng internet, giúp cho con em kiều bào có điều kiện tiếp cận, học tiếng mẹ đẻ.
Ghi nhận ý kiến của bà con, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Australia; gặp gỡ các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện bà con Việt kiều và tập thể sinh viên đang theo học tại Canberra.
Thủ tướng biểu dương các thành tích của Đại sứ quán luôn quan tâm đến công tác cộng đồng, gắn kết bà con. Thủ tướng cũng nhìn nhận, cộng đồng người Việt Nam tại Australia là cộng đồng lớn mạnh, trí tuệ, một lòng hướng về đất nước, nhiều người trong số đó đã thành công trên nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng cũng mong muốn Đại sứ quán, bà con kiều bào chú trọng thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia phát triển hơn nữa, chứ không chỉ ở mức 7 tỷ USD như hiện nay bởi, hiện năng lực sản xuất trong nước ngày càng tăng, nếu có thêm thị trường thì sẽ có điều kiện gia tăng hơn nữa.
Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng bà con Việt kiều ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng mong muốn bà con thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn và hướng về Tổ quốc.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng thông tin cho bà con một số điểm nét chính về tình hình đất nước thời gian qua và chứng kiến việc ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam tại Canberra với 40 thành viên./.
Trường liên tục được đánh giá là trường Đại học tốt nhất của Australia và là trường đại học duy nhất của Australia lọt vào top 50 Đại học trên thế giới. Giảng viên và cựu sinh viên của trường đã từng nhận được 5 giải thưởng Nobel. ANU có phân khoa Việt Nam của Khoa nghiên cứu Á Châu, nơi đây có những tài liệu, sách báo, tranh ảnh... phục vụ cho sinh viên nghiên cứu về Việt Nam. Thư viện của ANU là một trong những thư viện lớn nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với hơn 2 triệu đầu sách và trên 300.000 cuốn tạp chí.
Bày tỏ vinh dự đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm, trong phát biểu chào mừng, Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Australia Gareth Evans đề cao Việt Nam - quốc gia có chính sách cởi mở, thúc đẩy các dòng thương mại, đầu tư và theo đuổi một trật tự kinh tế dựa trên luật lệ. Ông Gareth Evans cho rằng hiện Việt Nam đã có độ mở gần như lớn nhất trên thế giới, sánh ngang với Singapore.
Phát biểu với lãnh đạo, giảng viên, sinh viên ANU, Thủ tướng nhấn mạnh việc lựa chọn ANU là điểm đến đầu tiên trong chương trình thăm chính thức Australia - cơ sở giáo dục đại học danh tiếng, nơi có nhiều cựu sinh viên trở thành chính trị gia nổi tiếng, trong đó hiệu trưởng hiện nay từng là Ngoại trưởng Australia nhiều năm, hay Phó Hiệu trưởng từng đoạt giải Nobel. Thủ tướng cho rằng với danh tiếng và uy tín của mình, hằng năm có nhiều sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam chọn Đại học quốc gia Australia là nơi học tập để chắp cánh cho các khát vọng, ước mơ của mình.
Giới thiệu về Việt Nam đến các sinh viên quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh dù phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, nhưng Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động. Để ví dụ về thành tựu xuất siêu của Việt Nam, Thủ tướng cầm chiếc điện thoại di động trên tay và cho rằng rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Australia đang sử dụng hằng ngày đến từ Việt Nam. Vì có đến khoảng 3/4 lượng điện thoại này được Samsung sản xuất tại Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam hiện có trao đổi thương mại với trên 230 quốc gia và vùng lãnh thổ; ký kết 12 Hiệp định thương mại tự do và là nước thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).
Thủ tướng đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của Australia đối với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai nước đã hợp tác tại nhiều diễn đàn đa phương và cùng tham gia nhiều hiệp định thương mại và đầu tư tại khu vực mà mới đây là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hai nước cũng chia sẻ quan điểm trong nhiều vấn đề liên quan đến gìn giữ hòa bình, bảo đảm an ninh khu vực, trong đó có Biển Đông.
Đề cập đến việc hai nước đang kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng chia sẻ thông tin quan trọng là trong chuyến thăm này, hai bên sẽ chính thức nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược.
Trả lời câu hỏi của Ngài Hiệu trưởng về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam không ngừng cải thiện và được các tổ chức uy tín như WB và Diễn đàn Kinh tế thế giới đánh giá tăng trưởng liên tục những năm qua.
Về triển vọng hợp tác giáo dục giữa hai nước, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Đại học Quốc gia Australia tiếp tục mở rộng liên kết với các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam trong chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác nghiên cứu khoa học và trao đổi sinh viên.
“Chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại học quốc gia Australia và các Đại học khác của Australia đẩy mạnh hợp tác giáo dục với Việt Nam”, Thủ tướng khẳng định và cho biết thêm rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Australia sẽ ký thỏa thuận hợp tác giữa chính phủ hai nước trong giai đoạn 2018 - 2023 với mục tiêu và phương hướng hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Tiếp sau buổi gặp gỡ, giao lưu với lãnh đạo, giảng viên và sinh viên Đại học Quốc gia Australia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi bàn tròn với lãnh đạo cơ sở giáo dục uy tín này. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đặt biệt là lĩnh vực đào tạo chiếm ưu thế tốt nhất. Hiện có khoảng 30.000 sinh viên Việt Nam theo học ở Australia, cao nhất trong số các nước trên thế giới có sinh viên Việt Nam theo học. Điều đó nói lên sự tín nhiệm của phụ huynh và sinh viên Việt Nam đối với các trường đại học của Australia.
Ngoài ra, có 60.000 cựu sinh viên, du học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp ở Australia và về nước làm việc. Thủ tướng cho rằng sinh viên được đào tạo tại Australia có chất lượng tốt và cùng với thương mại, đầu tư và các lĩnh vực quan trọng khác, thì giáo dục và đào tạo là một ưu thế lớn mà hai nước cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn khi nâng cấp quan hệ song phương lên tầm Đối tác chiến lược.
Đặt vấn đề tìm nguyên nhân cho việc ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam theo học tại Australia, Thủ tướng cho rằng đó là nhờ Australia có môi trường sống tốt, một xã hội đa văn hóa và bảo vệ quyền con người kể cả với người nước ngoài. Bên cạnh đó, mức sinh hoạt phí, học phí chấp nhận được, dù học phí của một số trường còn cao.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Đối tác chiến lược lâu dài, Thủ tướng cho rằng dựa trên nền tảng chính là nguồn nhân lực được đào tạo tại nước đó, Thủ tướng cho rằng Australia đã đi trước con đường này và đó là viên gạch rất vững bền cho mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Australia.
Chiều tối cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Australia.
Các ý kiến của bà con kiều bào bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của đất nước; đánh giá cao việc Chính phủ đang tích cực xây dựng và phát triển theo phương châm Chính phủ kiến tạo. Khẳng định luôn hướng về quê hương, đất nước và vui mừng khi chứng kiến đời sống của người dân trong nước ngày càng cải thiện Luật sư Trần Bá Phúc, Chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia bày tỏ vinh dự và vui mừng trước thành tựu tăng trưởng 6,81% năm 2017 của đất nước sau khi vượt qua rất nhiều khó khăn. Ông cũng đánh giá cao việc thời gian qua, bộ sách giáo khoa tiếng Việt đã được đưa lên mạng internet, giúp cho con em kiều bào có điều kiện tiếp cận, học tiếng mẹ đẻ.
Ghi nhận ý kiến của bà con, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Australia; gặp gỡ các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện bà con Việt kiều và tập thể sinh viên đang theo học tại Canberra.
Thủ tướng biểu dương các thành tích của Đại sứ quán luôn quan tâm đến công tác cộng đồng, gắn kết bà con. Thủ tướng cũng nhìn nhận, cộng đồng người Việt Nam tại Australia là cộng đồng lớn mạnh, trí tuệ, một lòng hướng về đất nước, nhiều người trong số đó đã thành công trên nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng cũng mong muốn Đại sứ quán, bà con kiều bào chú trọng thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Australia phát triển hơn nữa, chứ không chỉ ở mức 7 tỷ USD như hiện nay bởi, hiện năng lực sản xuất trong nước ngày càng tăng, nếu có thêm thị trường thì sẽ có điều kiện gia tăng hơn nữa.
Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn coi cộng đồng bà con Việt kiều ở nước ngoài là một bộ phận máu thịt của dân tộc Việt Nam, Thủ tướng mong muốn bà con thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau lúc tắt lửa tối đèn và hướng về Tổ quốc.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng thông tin cho bà con một số điểm nét chính về tình hình đất nước thời gian qua và chứng kiến việc ra mắt Câu lạc bộ các nhà khoa học Việt Nam tại Canberra với 40 thành viên./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 05 đến 11-3-2018)  (14/03/2018)
Chủ tịch Quốc hội tiếp các đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa  (14/03/2018)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ viếng Hòa thượng Thích Thanh Sam  (14/03/2018)
Nâng cao chất lượng phối hợp công tác Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc  (14/03/2018)
Thủ tướng chỉ thị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng  (14/03/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên