Thủ tướng chỉ thị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng
22:20, ngày 14-03-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 08/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
Trong những năm vừa qua, việc cấp phép xây dựng đã có nhiều chuyển biến tích cực về thủ tục, thời gian (theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ tiêu cấp phép xây dựng của Việt Nam luôn có sự cải thiện qua các năm và là một trong các chỉ số có thứ hạng cao trong các chỉ số về cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam).
Tuy nhiên, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng còn dài và chưa đồng bộ. Nguyên nhân là do một số quy định pháp luật hiện hành chưa thống nhất; năng lực của cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; chưa thực hiện triệt để cơ chế "một cửa liên thông"; việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính chưa chặt chẽ...
Ngày 06-02-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, trong đó, quy định một số biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện đối với thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
Để triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19 để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày (bao gồm giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cấp giấy phép xây dựng 19 ngày; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 10 ngày; giảm thời gian thực hiện kết nối cấp điện, cấp thoát nước 7 ngày và giảm thời gian đăng ký tài sản sau hoàn công là 10 ngày).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích để giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng. Cụ thể: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng từ 82 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 63 ngày (giảm 19 ngày); trong đó, thẩm định thiết kế cơ sở giảm tối thiểu 5 ngày, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công giảm tối thiểu 4 ngày và cấp giấy phép xây dựng giảm tối thiểu 10 ngày; trong trường hợp các thủ tục này do cùng một cơ quan thực hiện thì có thể tự cân đối thời gian đối với từng thủ tục bảo đảm tổng thời gian giảm đối với 3 thủ tục trên là 19 ngày.
Cơ quan chủ trì, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trên là các Bộ Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Công an, Quốc phòng; các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương. Thời gian hoàn thành năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, chủ trì, chỉ đạo rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy từ 30 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 20 ngày (giảm 10 ngày); trong đó, góp ý đối với dự án thiết kế quy hoạch giảm từ 10 ngày xuống còn 5 ngày, góp ý đối với thiết kế cơ sở từ 10 ngày xuống còn 5 ngày.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục kết nối cấp điện, cấp, thoát nước từ 14 ngày xuống còn tối đa 7 ngày (giảm 7 ngày). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các công ty cấp, thoát nước, công ty điện lực chủ trì, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ này năm 2018.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, chỉ đạo rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ 30 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 20 ngày (giảm 10 ngày); xem xét sử dụng kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi giải quyết các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để thực hiện đồng thời, song song các thủ tục hành chính.
Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương; các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương xây dựng Quy chế phối hợp thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy và thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng; trong đó, thực hiện đồng thời thủ tục cho ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy với thủ tục thẩm định dự án, thiết kế cơ sở; thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy với thủ tục thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hoàn thành trong quý II-2018.
Các Bộ Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chủ trì, chỉ đạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp xây dựng Quy chế phối hợp thủ tục thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường) hoàn thành trong quý II-2018...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, dự toán, cấp giấy phép xây dựng tại Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn theo hướng hạn chế sự khác nhau về đối tượng công trình, dự án phải thẩm định thiết kế dự án, thiết kế xây dựng, dự toán theo pháp luật về xây dựng với đối tượng công trình, dự án phải thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; đơn giản hóa hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với một số loại công trình; giảm thời gian thực hiện đối với các thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng công trình tối thiểu 19 ngày so với thời gian tối đa thực hiện các thủ tục này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tại Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn theo hướng hạn chế sự khác nhau về đối tượng công trình, dự án phải kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường với đối tượng công trình, dự án phải kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng...; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tối thiểu 15 ngày so với thời gian tối đa thực hiện thủ tục này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được kiện toàn theo Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 31-3-2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tên gọi mới là Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Ban Chỉ đạo). Đây là tổ chức tham mưu, giúp việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xử lý những vấn đề liên ngành về bảo đảm an toàn thực phẩm; kịp thời đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý trong trường hợp công tác bảo đảm an toàn thực phẩm có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên diện rộng; cho ý kiến về các định hướng, báo cáo của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm; giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Ban Chỉ đạo có quyền lập Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch về công tác an toàn thực phẩm; mời lãnh đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo; yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Theo quyết định, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Y tế (thường trực); Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ủy viên gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế (thường trực) và thứ trưởng các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định tại Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12-3-2007.
Thủ tướng bổ nhiệm 3 Thứ trưởng
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 1 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cụ thể, tại Quyết định 288/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Vũ Đại Thắng sinh năm 1975, quê quán Hà Nội. Ông Vũ Đại Thắng từng giữ các chức vụ: Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
Tại Quyết định 289/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Lê Quang Mạnh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Lê Quang Mạnh sinh năm 1974, quê quán Hà Nội. Ông Lê Quang Mạnh từng trải qua các chức vụ: Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại rồi Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại Quyết định 298/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hà, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bà Nguyễn Thị Hà sinh năm 1971, quê quán Hà Tĩnh. Bà Nguyễn Thị Hà từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Bí thư tỉnh Đoàn Hà Tĩnh; Bí thư Ban Chấp Trung ương Đoàn khóa IX, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Tại Quyết định 294/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được kéo dài thời gian công tác sau khi hết tuổi làm công tác quản lý kể từ ngày 01-5-2018, để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24-10-2013 của Chính phủ.
Rà soát quy định về thuế
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế rà soát các quy định pháp luật về thuế, bảo đảm thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế kịp thời cung cấp các thông tin, tài liệu về người nộp thuế cho Kiểm toán nhà nước khi có yêu cầu; rà soát các quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa cơ quan Thuế với Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quản lý thuế, bảo đảm thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đồng thời nâng cao sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và chống thất thu ngân sách Nhà nước./.
Tuy nhiên, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng còn dài và chưa đồng bộ. Nguyên nhân là do một số quy định pháp luật hiện hành chưa thống nhất; năng lực của cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; chưa thực hiện triệt để cơ chế "một cửa liên thông"; việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính chưa chặt chẽ...
Ngày 06-02-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, trong đó, quy định một số biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện đối với thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
Để triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19 để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày (bao gồm giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cấp giấy phép xây dựng 19 ngày; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 10 ngày; giảm thời gian thực hiện kết nối cấp điện, cấp thoát nước 7 ngày và giảm thời gian đăng ký tài sản sau hoàn công là 10 ngày).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích để giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng. Cụ thể: Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng từ 82 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 63 ngày (giảm 19 ngày); trong đó, thẩm định thiết kế cơ sở giảm tối thiểu 5 ngày, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công giảm tối thiểu 4 ngày và cấp giấy phép xây dựng giảm tối thiểu 10 ngày; trong trường hợp các thủ tục này do cùng một cơ quan thực hiện thì có thể tự cân đối thời gian đối với từng thủ tục bảo đảm tổng thời gian giảm đối với 3 thủ tục trên là 19 ngày.
Cơ quan chủ trì, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trên là các Bộ Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Công an, Quốc phòng; các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương. Thời gian hoàn thành năm 2018.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, chủ trì, chỉ đạo rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy từ 30 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 20 ngày (giảm 10 ngày); trong đó, góp ý đối với dự án thiết kế quy hoạch giảm từ 10 ngày xuống còn 5 ngày, góp ý đối với thiết kế cơ sở từ 10 ngày xuống còn 5 ngày.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục kết nối cấp điện, cấp, thoát nước từ 14 ngày xuống còn tối đa 7 ngày (giảm 7 ngày). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các công ty cấp, thoát nước, công ty điện lực chủ trì, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ này năm 2018.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, chỉ đạo rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ 30 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 20 ngày (giảm 10 ngày); xem xét sử dụng kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi giải quyết các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để thực hiện đồng thời, song song các thủ tục hành chính.
Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương; các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương xây dựng Quy chế phối hợp thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy và thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng; trong đó, thực hiện đồng thời thủ tục cho ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy với thủ tục thẩm định dự án, thiết kế cơ sở; thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy với thủ tục thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hoàn thành trong quý II-2018.
Các Bộ Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chủ trì, chỉ đạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp xây dựng Quy chế phối hợp thủ tục thẩm định dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường) hoàn thành trong quý II-2018...
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, dự toán, cấp giấy phép xây dựng tại Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn theo hướng hạn chế sự khác nhau về đối tượng công trình, dự án phải thẩm định thiết kế dự án, thiết kế xây dựng, dự toán theo pháp luật về xây dựng với đối tượng công trình, dự án phải thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; đơn giản hóa hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với một số loại công trình; giảm thời gian thực hiện đối với các thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng công trình tối thiểu 19 ngày so với thời gian tối đa thực hiện các thủ tục này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tại Luật Bảo vệ môi trường, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn theo hướng hạn chế sự khác nhau về đối tượng công trình, dự án phải kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường với đối tượng công trình, dự án phải kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng...; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tối thiểu 15 ngày so với thời gian tối đa thực hiện thủ tục này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được kiện toàn theo Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 31-3-2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tên gọi mới là Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (Ban Chỉ đạo). Đây là tổ chức tham mưu, giúp việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp hoạt động giữa các bộ, ngành, các địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xử lý những vấn đề liên ngành về bảo đảm an toàn thực phẩm; kịp thời đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý trong trường hợp công tác bảo đảm an toàn thực phẩm có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên diện rộng; cho ý kiến về các định hướng, báo cáo của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm; giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Ban Chỉ đạo có quyền lập Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch về công tác an toàn thực phẩm; mời lãnh đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo; yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Theo quyết định, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Y tế (thường trực); Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Ủy viên gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế (thường trực) và thứ trưởng các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ Y tế là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định tại Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12-3-2007.
Thủ tướng bổ nhiệm 3 Thứ trưởng
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 1 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cụ thể, tại Quyết định 288/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Vũ Đại Thắng sinh năm 1975, quê quán Hà Nội. Ông Vũ Đại Thắng từng giữ các chức vụ: Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
Tại Quyết định 289/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Lê Quang Mạnh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ông Lê Quang Mạnh sinh năm 1974, quê quán Hà Nội. Ông Lê Quang Mạnh từng trải qua các chức vụ: Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại rồi Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại Quyết định 298/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hà, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2015 - 2020, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bà Nguyễn Thị Hà sinh năm 1971, quê quán Hà Tĩnh. Bà Nguyễn Thị Hà từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Bí thư tỉnh Đoàn Hà Tĩnh; Bí thư Ban Chấp Trung ương Đoàn khóa IX, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Tại Quyết định 294/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được kéo dài thời gian công tác sau khi hết tuổi làm công tác quản lý kể từ ngày 01-5-2018, để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24-10-2013 của Chính phủ.
Rà soát quy định về thuế
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế rà soát các quy định pháp luật về thuế, bảo đảm thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan Thuế kịp thời cung cấp các thông tin, tài liệu về người nộp thuế cho Kiểm toán nhà nước khi có yêu cầu; rà soát các quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa cơ quan Thuế với Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong quản lý thuế, bảo đảm thực hiện các chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đồng thời nâng cao sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và chống thất thu ngân sách Nhà nước./.
Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII  (14/03/2018)
Thủ tướng trả lời phỏng vấn Fairfax Media về quan hệ với Australia  (14/03/2018)
Nhận diện chính sách “Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của chính quyền Mỹ  (14/03/2018)
Tác động của chính sách giảm nghèo đa chiều đến vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay  (14/03/2018)
Quân ủy Trung ương tham gia ý kiến vào đề án về công tác cán bộ  (14/03/2018)
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức New Zealand  (14/03/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên