Hội nghị ADMM Hẹp: ASEAN đoàn kết vượt qua các thách thức an ninh
22:46, ngày 06-02-2018
Chiều 06-02-2018, Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM Hẹp) với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia thành viên ASEAN đã diễn ra tại Singapore. Được sự ủy quyền của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam dự hội nghị quan trọng này.
Song song với Hội nghị Hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở màn cho các hoạt động trong năm ASEAN 2018 của nước chủ nhà Singapore. Hội nghị cũng là hoạt động mang tính định hướng cho hợp tác quốc phòng-an ninh ASEAN năm 2018. Mục tiêu hợp tác quốc phòng an ninh của năm ASEAN 2018 được nước chủ nhà Singapore đưa ra, bao gồm: chống khủng bố; hợp tác trong ứng phó với các loại vũ khí hoá học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân; và Bộ quy tắc chống va chạm ngẫu nhiên trên biển (CUES) và một tài liệu tương tự áp dụng cho máy bay quân sự.
Hội nghị cũng đã nghe các chuyên gia trình bày về nguy cơ khủng bố tại khu vực Đông Nam Á và nhất trí thông qua Tuyên bố chung chuyên đề của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về chống khủng bố ở khu vực. Bên cạnh các nguy cơ mới nổi lên, các Trưởng đoàn dự hội nghị cho rằng ASEAN cũng cần tiếp tục đoàn kết, không chủ quan trước các thách thức an ninh cũ như tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biển…
Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam nhất trí với 3 mục tiêu của năm ASEAN do Singapore đề xuất, trong đó nhấn mạnh đến hợp tác trong ứng phó với các loại vũ khí hoá học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân. Trưởng đoàn Việt Nam cho biết đối với Việt Nam và hai nước Lào và Campuchia anh em, thách thức về vũ khí hoá học không phải là mới mà là vấn đề từ quá khứ, vì từ 50 năm nay ba nước đã phải hứng chịu hậu quả của các loại vũ khí hoá học dùng trong chiến tranh. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong ngăn chặn, phòng chống, tẩy rửa các loại chất độc. Về CUES, Việt Nam yêu cầu phải gắn liền với vấn đề Biển Đông, đặc biệt để chuẩn bị cho một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá mặc dù thời gian vừa qua tương đối ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Do đó, trong giai đoạn này các nước ASEAN vẫn không thể bỏ qua vấn đề Biển Đông, mà cần phải tiếp tục tăng cường hợp tác, chia sẻ về tình hình Biển Đông, trong đó tiếp tục thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không vì hoà bình, ổn định và phát triển. Trước mắt là nghiêm túc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng nhau hướng tới việc sớm có được một COC chất lượng, có tính ràng buộc về pháp lý trong thời gian tới vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Nhân dịp ADMM Hẹp, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp xã giao các trưởng đoàn dự Hội nghị. Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá cao sự đóng góp của các nước vào tiến trình hợp tác quốc phòng ASEAN; cho rằng ASEAN cần tăng cường đoàn kết để đối phó với các thách thức an ninh chung.
Trong khuôn khổ Hội nghị Hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã diễn ra cuộc gặp Không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Trung Quốc với sự tham dự của các nhà lãnh đạo quốc phòng các nước ASEAN và Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tại cuộc gặp, các nhà lãnh đạo quốc phòng ASEAN khẳng định, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc đang phát triển trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua. Các nước ASEAN mong muốn, thông qua hợp tác, Trung Quốc sẽ góp phần vào việc tăng cường hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực./.
Hội nghị cũng đã nghe các chuyên gia trình bày về nguy cơ khủng bố tại khu vực Đông Nam Á và nhất trí thông qua Tuyên bố chung chuyên đề của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về chống khủng bố ở khu vực. Bên cạnh các nguy cơ mới nổi lên, các Trưởng đoàn dự hội nghị cho rằng ASEAN cũng cần tiếp tục đoàn kết, không chủ quan trước các thách thức an ninh cũ như tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biển…
Phát biểu tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam nhất trí với 3 mục tiêu của năm ASEAN do Singapore đề xuất, trong đó nhấn mạnh đến hợp tác trong ứng phó với các loại vũ khí hoá học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân. Trưởng đoàn Việt Nam cho biết đối với Việt Nam và hai nước Lào và Campuchia anh em, thách thức về vũ khí hoá học không phải là mới mà là vấn đề từ quá khứ, vì từ 50 năm nay ba nước đã phải hứng chịu hậu quả của các loại vũ khí hoá học dùng trong chiến tranh. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong ngăn chặn, phòng chống, tẩy rửa các loại chất độc. Về CUES, Việt Nam yêu cầu phải gắn liền với vấn đề Biển Đông, đặc biệt để chuẩn bị cho một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá mặc dù thời gian vừa qua tương đối ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Do đó, trong giai đoạn này các nước ASEAN vẫn không thể bỏ qua vấn đề Biển Đông, mà cần phải tiếp tục tăng cường hợp tác, chia sẻ về tình hình Biển Đông, trong đó tiếp tục thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng tiến trình ngoại giao và pháp lý, duy trì an ninh, an toàn hàng hải, hàng không vì hoà bình, ổn định và phát triển. Trước mắt là nghiêm túc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cùng nhau hướng tới việc sớm có được một COC chất lượng, có tính ràng buộc về pháp lý trong thời gian tới vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Nhân dịp ADMM Hẹp, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã tiếp xã giao các trưởng đoàn dự Hội nghị. Thủ tướng Lý Hiển Long đánh giá cao sự đóng góp của các nước vào tiến trình hợp tác quốc phòng ASEAN; cho rằng ASEAN cần tăng cường đoàn kết để đối phó với các thách thức an ninh chung.
Trong khuôn khổ Hội nghị Hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng đã diễn ra cuộc gặp Không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Trung Quốc với sự tham dự của các nhà lãnh đạo quốc phòng các nước ASEAN và Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Tại cuộc gặp, các nhà lãnh đạo quốc phòng ASEAN khẳng định, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc đang phát triển trên nhiều lĩnh vực trong thời gian qua. Các nước ASEAN mong muốn, thông qua hợp tác, Trung Quốc sẽ góp phần vào việc tăng cường hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực./.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  (06/02/2018)
Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu doanh nhân, doanh nghiệp  (06/02/2018)
Phó Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên  (06/02/2018)
Trao quà của Quốc hội Việt Nam tặng Thượng viện Campuchia  (06/02/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Trung Quốc đến chào từ biệt; tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan  (06/02/2018)
Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục mở rộng các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi  (06/02/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên