Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
22:45, ngày 06-02-2018
Trong hai ngày 05 và 06-02-2018, các Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã tổ chức Hội nghị hẹp tại Singapore. Đây là hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của ASEAN do Singapore chủ trì trong 2018, năm thứ 3 triển khai Cộng đồng ASEAN. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị này.
Các Bộ trưởng đã kiểm điểm việc triển khai kết quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 31 (Manila, Philippines, tháng 11-2017), xác định trọng tâm ưu tiên hợp tác ASEAN 2018, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình khu vực và trao đổi về các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
Các Bộ trưởng bày tỏ nhất trí cao với chủ đề ASEAN 2018 là xây dựng một “ASEAN Tự cường và Sáng tạo", nhấn mạnh cần nâng cao tính tự cường mọi mặt của khu vực, cả trong các nội dung chính trị - an ninh lẫn hợp tác kinh tế - thương mại nhằm nâng cao tình đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Các nước cho rằng cần tận dụng các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0, đề ra các giải pháp kịp thời, sáng tạo, vừa ứng phó hiệu quả với các thách thức, vừa nâng cao đoàn kết, tự cường ASEAN. Theo đó, các Bộ trưởng kiến nghị lãnh đạo cấp cao thông qua Tuyên bố Tầm nhìn các Lãnh đạo ASEAN về một ASEAN Tự cường và Sáng tạo và Tuyên bố các Lãnh đạo về Hợp tác An ninh mạng.
Trao đổi về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các bộ trưởng nhất trí tăng cường quan hệ với các đối tác của ASEAN là việc làm hết sức cần thiết, tranh thủ thêm nguồn lực để xây dựng Cộng đồng. Tuy nhiên, ASEAN cần đoàn kết, thống nhất, duy trì các quy định, quy trình, không để bên ngoài tác động, chia rẽ, nhất là cần nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt, từ đó, bảo đảm các định hướng của cấu trúc khu vực. Các Bộ trưởng nhất trí trong trường hợp 1-2 nước ASEAN bị ảnh hưởng, cả 10 nước cần thể hiện tình đoàn kết.
Các Bộ trưởng đã trao đổi sâu về tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có các nội dung như tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Theo đó, các nước đã khẳng định lại lập trường lâu nay của ASEAN về các nội dung này, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan điểm chung, coi đây là biểu hiện rõ nét của tự cường khu vực, đoàn kết ASEAN. Các Bộ trưởng nhất trí với các đề xuất về triển khai đàm phán thực chất ASEAN-Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), chỉ đạo các quan chức cấp cao tổ chức thành công vòng đàm phán đầu tiên tại Việt Nam trong tháng 3-2018.
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đã có nhiều đóng góp thực chất và cụ thể vào các nội dung thảo luận.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu chúc mừng Singapore trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2018, bày tỏ nhất trí cao với chủ đề và trọng tâm hợp tác ASEAN do Singapore đề xuất, cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của ASEAN 2018. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ tự cường khu vực phải được phát huy trên mọi khía cạnh, cả về chính trị lẫn kinh tế, từ đó kiến tạo động lực mới cho ASEAN chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN cần đề cao các giá trị và nguyên tắc cơ bản, củng cố đoàn kết và thống nhất Hiệp hội, khẳng định tiếng nói thống nhất của ASEAN trên các vấn đề thuộc quan tâm và lợi ích chung ở khu vực.
Đề cập tới quan hệ đối ngoại của ASEAN, Phó Thủ tướng,Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng ASEAN cần xây dựng cách tiếp cận chung cân bằng, hiệu quả trong quan hệ với bên ngoài. Trong quá trình này, tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cơ chế/diễn đàn do ASEAN thành lập và dẫn dắt có ý nghĩa quan trọng, là công cụ chủ yếu để ASEAN duy trì vai trò trung tâm của mình trong khu vực.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị các nước kiên định với các quan điểm của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có các nội dung về Biển Đông. Theo đó, các nước cần nhận thức đầy đủ về hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông, giữ vững các cam kết về giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trong quá trình xây dựng COC, các nước đồng thời cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin. Riêng về COC, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ ASEAN và Trung Quốc cần trao đổi thực chất về nội dung văn kiện này, từ đó đạt được COC hiệu quả và có tính ràng buộc, góp phần quan trọng cho thúc đẩy hoà bình và ổn định tại khu vực.
Kết thúc hội nghị, Singapore, Chủ tịch ASEAN 2018, đã ra Tuyên bố Báo chí phản ánh những nội dung và kết quả chính của hội nghị./.
Các Bộ trưởng bày tỏ nhất trí cao với chủ đề ASEAN 2018 là xây dựng một “ASEAN Tự cường và Sáng tạo", nhấn mạnh cần nâng cao tính tự cường mọi mặt của khu vực, cả trong các nội dung chính trị - an ninh lẫn hợp tác kinh tế - thương mại nhằm nâng cao tình đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Các nước cho rằng cần tận dụng các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp 4.0, đề ra các giải pháp kịp thời, sáng tạo, vừa ứng phó hiệu quả với các thách thức, vừa nâng cao đoàn kết, tự cường ASEAN. Theo đó, các Bộ trưởng kiến nghị lãnh đạo cấp cao thông qua Tuyên bố Tầm nhìn các Lãnh đạo ASEAN về một ASEAN Tự cường và Sáng tạo và Tuyên bố các Lãnh đạo về Hợp tác An ninh mạng.
Trao đổi về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các bộ trưởng nhất trí tăng cường quan hệ với các đối tác của ASEAN là việc làm hết sức cần thiết, tranh thủ thêm nguồn lực để xây dựng Cộng đồng. Tuy nhiên, ASEAN cần đoàn kết, thống nhất, duy trì các quy định, quy trình, không để bên ngoài tác động, chia rẽ, nhất là cần nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt, từ đó, bảo đảm các định hướng của cấu trúc khu vực. Các Bộ trưởng nhất trí trong trường hợp 1-2 nước ASEAN bị ảnh hưởng, cả 10 nước cần thể hiện tình đoàn kết.
Các Bộ trưởng đã trao đổi sâu về tình hình quốc tế và khu vực, trong đó có các nội dung như tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Theo đó, các nước đã khẳng định lại lập trường lâu nay của ASEAN về các nội dung này, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các quan điểm chung, coi đây là biểu hiện rõ nét của tự cường khu vực, đoàn kết ASEAN. Các Bộ trưởng nhất trí với các đề xuất về triển khai đàm phán thực chất ASEAN-Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), chỉ đạo các quan chức cấp cao tổ chức thành công vòng đàm phán đầu tiên tại Việt Nam trong tháng 3-2018.
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đã có nhiều đóng góp thực chất và cụ thể vào các nội dung thảo luận.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu chúc mừng Singapore trong cương vị Chủ tịch ASEAN 2018, bày tỏ nhất trí cao với chủ đề và trọng tâm hợp tác ASEAN do Singapore đề xuất, cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ bảo đảm thành công của ASEAN 2018. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ tự cường khu vực phải được phát huy trên mọi khía cạnh, cả về chính trị lẫn kinh tế, từ đó kiến tạo động lực mới cho ASEAN chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh ASEAN cần đề cao các giá trị và nguyên tắc cơ bản, củng cố đoàn kết và thống nhất Hiệp hội, khẳng định tiếng nói thống nhất của ASEAN trên các vấn đề thuộc quan tâm và lợi ích chung ở khu vực.
Đề cập tới quan hệ đối ngoại của ASEAN, Phó Thủ tướng,Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng ASEAN cần xây dựng cách tiếp cận chung cân bằng, hiệu quả trong quan hệ với bên ngoài. Trong quá trình này, tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của các cơ chế/diễn đàn do ASEAN thành lập và dẫn dắt có ý nghĩa quan trọng, là công cụ chủ yếu để ASEAN duy trì vai trò trung tâm của mình trong khu vực.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị các nước kiên định với các quan điểm của ASEAN về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có các nội dung về Biển Đông. Theo đó, các nước cần nhận thức đầy đủ về hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông, giữ vững các cam kết về giải quyết hòa bình các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trong quá trình xây dựng COC, các nước đồng thời cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin. Riêng về COC, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ ASEAN và Trung Quốc cần trao đổi thực chất về nội dung văn kiện này, từ đó đạt được COC hiệu quả và có tính ràng buộc, góp phần quan trọng cho thúc đẩy hoà bình và ổn định tại khu vực.
Kết thúc hội nghị, Singapore, Chủ tịch ASEAN 2018, đã ra Tuyên bố Báo chí phản ánh những nội dung và kết quả chính của hội nghị./.
Phó Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu doanh nhân, doanh nghiệp  (06/02/2018)
Phó Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên  (06/02/2018)
Trao quà của Quốc hội Việt Nam tặng Thượng viện Campuchia  (06/02/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Trung Quốc đến chào từ biệt; tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Hợp tác phát triển Hà Lan  (06/02/2018)
Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục mở rộng các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi  (06/02/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay