Vai trò điều phối tích cực của Việt Nam đối với quan hệ ASEAN - Ấn Độ
Đêm 26-01, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng Narendra Modi.
Với chủ đề “Chia sẻ giá trị, Cùng chung vận mệnh”, lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ đã đánh giá hợp tác ASEAN - Ấn Độ thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực và đánh giá cao Việt Nam - quốc gia điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ đã luôn nỗ lực, sáng tạo thúc đẩy hợp tác chung của hai bên.
Lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ có phiên họp chuyên đề trao đổi về “Hợp tác và an ninh biển”.
Hai bên cam kết tiếp tục đối thoại và hợp tác thông qua các cơ chế khu vực nhằm duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; đề cao thượng tôn pháp luật và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS, 1982)…
Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã khẳng định ủng hộ việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và trông đợi Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sớm được hoàn tất.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề xuất 3 trọng tâm lớn.
Thứ nhất, coi hợp tác thương mại và đầu tư là động lực chính, ưu tiên hàng đầu của Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ.
Thứ hai, tăng cường kết nối là nhân tố then chốt, bảo đảm tính bền vững liên khu vực.
Thứ ba, cần tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương ứng phó với các thách thức an ninh, cả truyền thống lẫn phi truyền thống.
Trao đổi về hợp tác và an ninh biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cần tăng cường phối hợp, bảo đảm nguyên tắc thượng tôn pháp luật, trong đó có UNCLOS 1982, tăng cường hợp tác xây dựng lòng tin thông qua các biện pháp chung ứng phó với những thách thức trên biển, ưu tiên tập trung phát triển kinh tế biển xanh, trong đó có việc sớm hoàn tất Hiệp định vận tải biển, chia sẻ thông tin và phối hợp chính sách biển, cũng như thúc đẩy hợp tác liên khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Kết thúc Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN và Ấn Độ đã thông qua Tuyên bố Delhi, đề ra tầm nhìn và phương hướng thúc đẩy toàn diện quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ những năm tới.
Nhân dịp dự Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind, hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi; gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, qua đó, trao đổi nhiều biện pháp, định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.
Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai bên nhất trí mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD trước năm 2020.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác gồm Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam với Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và phát thanh truyền hình cùng Thỏa thuận giữa Cục Viễn thám Quốc gia và Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ về thực hiện Dự án “Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN tham dự lễ diễu binh, diễu hành mừng Ngày Cộng hòa Ấn Độ với tư cách khách mời chính của Tổng thống Ấn Độ.
So với lễ diễu hành các năm trước với khách mời chính thường chỉ là lãnh đạo một nước, sự xuất hiện của lãnh đạo 10 nước ASEAN tại lễ diễu hành năm nay là đặc biệt và chưa có tiền lệ, thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Ấn Độ dành cho ASEAN.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Lễ phát hành bộ tem kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối tác hai bên và tham quan triển lãm 20 bức tranh của các hoạ sỹ tham gia Trại sáng tác ASEAN - Ấn Độ.
Thủ tướng đã tiếp đại diện các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ đang có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam như Tập đoàn TATA, Tập đoàn Larsen&Toubro (L&T), Tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ (ONGC), Tập đoàn đầu tư điện gió Suzlon, Tập đoàn Năng lượng xanh Adani (Adani Green Energy) và Tập đoàn vDoIT.
Nhân dịp này, Thủ tướng đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và bà con kiều bào đang sinh sống và làm việc tại Ấn Độ; dự lễ động thổ xây dựng trụ sở Đại sứ quán; tham quan Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ ở thủ đô New Delhi.
Chuyến công tác của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và dự Lễ kỷ niệm 69 năm Ngày Cộng hòa Ấn Độ đã góp phần thúc đẩy, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên tầm cao hơn, sâu sắc hơn; thể hiện vai trò điều phối tích cực của phía Việt Nam đối với quan hệ ASEAN - Ấn Độ./.
Chủ tịch Quốc hội chúc Tết cán bộ, nhân dân biên giới Hà Giang  (27/01/2018)
Kỳ họp 21 và 22 Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (26/01/2018)
Việt Nam - Lào quyết tâm xây dựng Nhà Quốc hội Lào bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và an toàn  (26/01/2018)
Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể Đội tuyển U23 Việt Nam  (26/01/2018)
Đoàn Ban tổ chức Trung ương thăm tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc  (26/01/2018)
Lào đánh giá cao tiến độ triển khai dự án xây nhà Quốc hội mới  (26/01/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên