Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đón nhận Huân chương
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng chúc mừng và ghi nhận những đóng góp của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đối với đất nước trong 50 năm qua.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội chia sẻ tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông còn diễn ra gay gắt. Các thế lực thù địch, phản động ra sức thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, trong đó có việc thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật.
Trong bối cảnh đó, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cần quan tâm, động viên, khích lệ hội viên nỗ lực đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Hội cũng cần tích cực, chủ động chuyển trọng tâm từ nghiên cứu, sưu tầm sang nghiên cứu chất lượng cao, áp dụng các lý thuyết mới, các phương pháp nghiên cứu mới vào thực tiễn để xây dựng các công trình có giá trị cao về khoa học và tính nhân văn sâu sắc. Đồng thời, tiếp tục sưu tầm những giá trị văn hóa - văn nghệ dân gian, phấn đấu hoàn chỉnh bộ công trình về di sản văn hóa dân gian của 54 dân tộc ở nước ta.
Hội cần chú ý công tác nghiên cứu ứng dụng văn hóa dân gian với vấn đề phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, trong đó tập trung vào việc ứng dụng những tri thức dân gian với vấn đề biến đổi khí hậu, ứng dụng và phát triển những giá trị của văn hóa dân gian để xây dựng và phát triển ngành du lịch theo tinh thần Nghị quyết số 08-NỌ/TW ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam hoạt động với tôn chỉ mục đích “Sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa - văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam”. Kể từ khi được công nhận (tháng 3-1967), Hội đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc.
Được sự quan tâm của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ, dự án “Công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam” đã được thực hiện. Trong 10 năm, dự án đã xuất bản được 2.500 trong số gần 4.000 công trình đã nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam. Trong số 2.000 đơn vị được thụ hưởng thành quả của dự án, có hơn 400 đơn vị là các đồn biên phòng, thư viện các huyện miền núi biên giới, hải đảo, các trường phổ thông dân tộc nội trú...
Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh được tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì./.
Cách chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2010-2015 Phạm Văn Vọng  (17/12/2017)
Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư Khu vực tam giác phát triển CLV  (17/12/2017)
"Xuân nơi đảo xa" cấp học bổng cho con em hải quân và ngư dân  (17/12/2017)
Các nhà ngoại giao Mỹ Latinh vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (17/12/2017)
Diễn đàn thanh niên Khu vực Tam giác phát triển CLV tại Bình Phước  (17/12/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm các đơn vị Hải quân  (17/12/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên