Kết nối, khơi thông dòng hàng hóa Việt Nam
Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có đến 70% dân số sống ở các vùng nông thôn, khu vực chợ truyền thống và chiếm đến 80% thị phần hàng tiêu dùng nhanh… Vì vậy, kênh tiêu thụ tại các chợ dân sinh, chợ truyền thống rất quan trọng, nhất là với các hàng hóa tiêu dùng phổ thông mang thương hiệu Việt Nam.
Trong thời gian qua, các bộ, ngành và các hội, đoàn thể trung ương, các cấp, ngành địa phương đều nỗ lực đẩy mạnh thực hiện Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động trên toàn quốc với Chương trình Nhận diện Hàng Việt chủ đề “Tự hào hàng Việt Nam”… nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Việt. Với xu thế hội nhập sâu rộng, có rất nhiều thách thức, bất cập nảy sinh trong chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ hàng hóa. Việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân chung tay “khơi thông” tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng nông sản, thực phẩm mất an toàn… đang đặt ra những bài toán cấp thiết. Đây là trách nhiệm của các cấp, bộ, ngành quản lý nhà nước, nhưng cũng là trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, của khối hợp tác xã trên toàn quốc.
Từ nhận thức đó, bà Nguyễn Thị Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Hiệp hội Chợ Việt Nam, Giám đốc Hợp tác xã Phú Cường cho biết: “Hợp tác xã Phú Cường chú trọng vào các lĩnh vực, đó là đầu tư xây dựng quản lý chợ, tập trung luân chuyển, tiêu thụ hàng hóa, hàng Việt Nam giữa các chợ, kết nối chợ Hà Nội với mạng lưới chợ dân sinh ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước”. Từ ngày thành lập (tháng 8-2011) đến nay, Hợp tác xã Phú Cường là đơn vị quản lý chợ duy nhất của Hiệp hội Chợ Việt Nam, thực hiện công việc luân chuyển hàng tới các chợ dân sinh khắp các tỉnh, thành phố, tổ chức xây dựng kênh phân phối thuận lợi để người dân thuận tiện mua, bán, sử dụng hàng Việt Nam. Với tiêu chí xây dựng văn minh thương mại mới, Hợp tác xã Phú Cường đã góp phần thay đổi một số tập quán bán hàng truyền thống, không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Cụ thể là, Hợp tác xã hướng tới quy hoạch mỗi khu chợ có riêng khu trưng bày bán hàng cả ngày và đêm. Các nhà sản xuất có hàng bán tại chợ đều phải dán tem chống hàng giả, hàng nhái do Hợp tác xã Phú Cường quy định. Các hộ tiểu thương được Hợp tác xã hỗ trợ nhiều mặt, từ việc đào tạo phương thức bán hàng, giao lưu văn hóa giữa các chợ đến quy định bán buôn, bán lẻ trong chợ phải được niêm yết công khai bảng giá, bán hàng đủ số lượng và bảo đảm chất lượng. Hợp tác xã còn thực hiện hỗ trợ giá thuê điểm kinh doanh đối với những hộ tiểu thương trong diện gia đình chính sách, gia đình có công.
Thời gian qua, Hợp tác xã Phú Cường đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và ngành công thương các cấp, các tổ chức trong và ngoài nước để kết nối các doanh nghiệp, các hợp tác xã với hệ thống “chợ Phú Cường”, với phương châm: hợp tác bổ sung đủ hàng bán buôn vào các chợ còn thiếu; đưa những mặt hàng dư thừa từ chợ này sang chợ khác có nhu cầu tiêu thụ, từ đó giúp bà con tiểu thương trong mạng lưới “chợ Phú Cường” khơi thông dòng hàng hóa thương hiệu Việt. Cùng với đó, Hợp tác xã Phú Cường xây dựng website, bán hàng online, các trang fanpage... nhằm quảng bá điểm mạnh bán hàng của từng hộ tiểu thương, ưu thế hàng hóa ở từng chợ, từng vùng miền. Bằng nhiều hình thức kết nối sáng tạo, Hợp tác xã Phú Cường đã xây dựng các chương trình khuyến mại, áp dụng từng thời điểm nhằm kích cầu tiêu thụ hàng hóa.
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, để đẩy mạnh hơn nữa Cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các cấp chính quyền cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp và các hợp tác xã trong nước, đặc biệt là có chính sách trợ giá, cước vận chuyển cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác chợ và luân chuyển hàng hóa giữa các chợ. Bà Hương đề nghị, cần quan tâm, tạo điều kiện cho Hiệp hội Chợ Việt Nam hoạt động; nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách phù hợp giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã làm công tác đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác chợ phát huy tối đa kênh tiêu thụ hàng Việt Nam tại chợ dân sinh, tiến tới đủ sức cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập./.
Nhật Bản “rô-bốt hóa” nền kinh tế  (29/11/2017)
Nghề đan ngư cụ truyền thống ở huyện Quảng Yên  (29/11/2017)
Giữ vững thương hiệu Cam Cao Phong  (29/11/2017)
Bàn về mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội  (29/11/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên