Khai mạc Lễ hội Văn hóa thế giới TP. Hồ Chí Minh-Gyeongju 2017
Đây là lễ hội đầu tiên do Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc) phối hợp tổ chức với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc của hai quốc gia.
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện các sở, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về phía Hàn Quốc có ngài Kim Kwan Yong, Tỉnh trưởng tỉnh Gyeongsangbuk-do; ông Na Jong Min, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc; đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Gyeongsangbuk-do và nhiều thành phố của Hàn Quốc. Dự buổi lễ còn có đại diện Vương quốc Campuchia, Mông Cổ và đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc Lễ hội, đồng chí Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hai nước Việt Nam và Hàn Quốc dù cách xa địa lý nhưng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử và con người.
Đặc biệt, năm 2017 đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong suốt 25 năm qua khi quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thương mại, giáo dục, du lịch…
Thêm vào đó, Lễ hội Văn hóa thế giới Thành phố Hồ Chí Minh-Gyeongju 2017 lần đầu tiên được Thành phố là minh chứng cho vai trò hội nhập quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch, giáo dục giữa Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong bày tỏ, với sự phối hợp tổ chức chặt chẽ của hai nước, Lễ hội lần này sẽ là món ăn tinh thần đặc sắc nhằm giới thiệu đến người dân Thành phố Hồ Chí Minh và du khách những chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn; qua đó gửi gắm thông điệp về hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Đồng thời, góp phần làm sâu sắc mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc lên tầm cao mới, ngày càng phát triển và bền vững.
Nhớ về mối nhân duyên tốt đẹp giữa Việt Nam và tỉnh Gyeongsangbuk-do cách đây hơn 800 năm, ông Kim Kwan Yong, Tỉnh trưởng Tỉnh Gyeongsangbuk-do cho biết con trai của hoàng tử Lý Long Tường, Hậu duệ của triều Lý Việt Nam tên là Lee Jong Chong đã từng cai quản cả một vùng Andong, hiện nay nằm tại tỉnh Gyeongsangbuk-do và hậu duệ của ông đã chọn nơi này làm quê hương của mình.
Vì vậy, chương trình Lễ hội Văn hóa thế giới được tổ chức là sự kết hợp bởi sức mạnh của Việt Nam và Hàn Quốc vốn đã có mối quan hệ giao lưu từ rất lâu đời.
Ông Kim Kwan Yong chia sẻ, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc tuy thiết lập quan hệ ngoại giao chưa lâu nhưng đã trở thành những đối tác kinh tế lớn, có quan hệ thương mại lớn thứ 3 của nhau cùng với rất nhiều kiều bào hai nước đã qua lại và sinh sống.
Lễ hội Văn hóa thế giới được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là điểm xuất phát để mở ra một con đường hòa bình và hòa hợp bằng văn hóa, con đường cùng phát triển và đầy hy vọng thông qua kinh tế.
Đồng thời, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác của hai nước lên một tầng cao hơn nữa, mở rộng và tăng cường hơn về chiều sâu trên nhiều phương diện hơn bao gồm du lịch, thương mại và đầu tư.
Theo Ban tổ chức, Lễ hội Văn hóa thế giới Thành phố Hồ Chí Minh có chủ đề “Giao lưu Văn hóa vì một châu Á thịnh vượng” sẽ diễn ra trong 23 ngày từ 11-11 đến ngày 03-12.
Các chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, triển lãm nghệ thuật và quảng bá văn hóa, kinh tế, trình diễn thời trang, liên hoan phim Việt-Hàn sẽ được biểu diễn liên tục, tại nhiều địa điểm, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giải trí, cũng như tìm hiểu về văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc và Việt Nam của người dân thành phố và du khách./.
Nâng cao nhận thức lý luận và năng lực quản lý văn học, nghệ thuật  (12/11/2017)
70 năm Chiến thắng Việt Bắc (1947-2017): Tuyên Quang phát huy bài học đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội  (12/11/2017)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam  (12/11/2017)
Toàn văn Tuyên bố Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25  (12/11/2017)
APEC 2017: Nâng tầm hợp tác APEC và vị thế của Việt Nam  (12/11/2017)
Tổng thống Putin đánh giá cao chủ đề mà Việt Nam đưa ra tại APEC 2017  (12/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển