Nâng cao nhận thức lý luận và năng lực quản lý văn học, nghệ thuật
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An dự.
Đây là lớp tập huấn thứ 14 được Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương mở dành cho hơn 200 học viên làm công tác tuyên giáo, văn hóa văn nghệ, báo chí và xuất bản thuộc 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Trong thời gian ba ngày, các đại biểu sẽ được nghe các chuyên đề: Quán triệt đường lối, quan điểm văn học nghệ thuật của Đảng trong tình hình hiện nay; Một số vấn đề cần lưu ý trong tình hình văn học nghệ thuật; Thông tin về tình hình điện ảnh; Kỹ năng viết tin bài phê bình văn học; Thông tin về tình hình sáng tác văn học, âm nhạc, báo chí, xuất bản và lý luận, phê bình văn học...
Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh lớp tập huấn nhằm cung cấp thông tin về tình hình văn học, nghệ thuật nói chung, về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói riêng; giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo văn học nghệ thuật, đội ngũ những người hoạt động báo chí chuyên sâu về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nắm bắt tình hình, có nhận thức đúng đắn, giải pháp phù hợp để phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới.
Bên cạnh đó, các đại biểu tập trung trao đổi kinh nghiệm xung quanh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và xử lý các tình huống diễn ra trong thực tế; kỹ năng phê bình và năng lực lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật trong giai đoạn hiện nay..., từ đó, các học viên sẽ nắm vững các quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật nói chung và lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật nói riêng.
Trên cơ sở đó, vận dụng có hiệu quả vào công tác và hoạt động văn học, nghệ thuật của mình, góp phần tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái trong hoạt động văn học, nghệ thuật, góp sức làm lành mạnh đời sống văn hóa-văn nghệ của đất nước cũng như của từng ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương...
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng 87 năm qua, Đảng ta luôn coi trọng công tác lãnh đạo về văn hóa, văn học nghệ thuật, nhất là từ khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay.
Trong quá trình đó, tư duy lý luận, đường lối, quan điểm của Đảng về văn học, nghệ thuật được tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển, góp phần cổ vũ, khích lệ, tạo niềm tin cho các văn nghệ sỹ. Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học nghệ thuật như: Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.../.
70 năm Chiến thắng Việt Bắc (1947-2017): Tuyên Quang phát huy bài học đoàn kết toàn dân trong phát triển kinh tế - xã hội  (12/11/2017)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Cấp Nhà nước tới Việt Nam  (12/11/2017)
Toàn văn Tuyên bố Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25  (12/11/2017)
APEC 2017: Nâng tầm hợp tác APEC và vị thế của Việt Nam  (12/11/2017)
Tổng thống Putin đánh giá cao chủ đề mà Việt Nam đưa ra tại APEC 2017  (12/11/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Thái Lan  (12/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển