Iran, Nga khẳng định không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân lịch sử
22:07, ngày 21-10-2017
TCCSĐT - Ngày 21-10-2017, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi khẳng định chương trình tên lửa của Iran mang mục đích tự vệ, chính vì vậy những điều khoản của thỏa thuận hạt nhân được Tehran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) ký năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), không áp dụng cho chương trình này.
Phát biểu trong Hội nghị về không phổ biến vũ khí tại thủ đô Moskva của Nga, Thứ trưởng Araghchi nêu rõ tên lửa là biện pháp phòng thủ hiệu quả nhất của Iran và hoàn toàn phục vụ mục đích tự vệ, do đó chương trình tên lửa của Tehran hoàn toàn nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của JCPOA.
Ông nhấn mạnh Iran sẽ không theo đuổi việc sở hữu hay phát triển vũ khí hạt nhân.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran còn khẳng định Tehran không thấy bất cứ khả năng nào về việc đàm phán lại JCPOA và thỏa thuận này cần phải được thực thi đầy đủ.
Cũng tại hội nghị trên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva không thấy có bất kỳ cơ sở nào để đàm phán lại hay sửa đổi thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1. Theo ông, trong 2 năm qua, thỏa thuận này đã phát huy hiệu quả và hoàn toàn đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra khi các bên ký thỏa thuận.
Ông Ryabkov khẳng định Iran đã tuân thủ mọi cam kết theo thỏa thuận hạt nhân, chính vì vậy không có lý do gì để trừng phạt nước này. Bên cạnh đó, Moskva cho rằng Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho việc triệu tập ủy ban chung về JCPOA do vẫn chưa xác định được chương trình nghị sự của ủy ban này.
Đại diện ngoại giao Nga cho rằng mặc dù Washington vẫn chưa tuyên bố chính thức rút khỏi JCPOA, tuy nhiên những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra nhiều câu hỏi, bởi vậy giờ là lúc tiến hành tham vấn, phân tích và cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau.
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngày 13-10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump từ chối xác nhận Tehran tuân thủ thỏa thuận JCPOA - một tín hiệu cho thấy "ông chủ" Nhà Trắng đang hướng tới cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
Động thái của Tổng thống Trump cũng đồng nghĩa với việc trong 60 ngày tới, Quốc hội Mỹ sẽ quyết định có áp đặt trở lại các biện pháp cấm vận vốn đã được dỡ bỏ để đổi lại việc Iran hạn chế hoạt động làm giàu hạt nhân hay không.
Mặc dù một số cường quốc phương Tây cũng có cùng quan ngại với Mỹ liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, song đều cho rằng nên đối thoại để giải quyết và cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực nếu Washington hủy bỏ JCPOA hoặc áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt đã được gỡ bỏ.
Trước đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã tái khẳng định cam kết đầy đủ của khối đối với việc thực thi thỏa thuận được Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) ký năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
EU cũng bày tỏ hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận này, bất chấp những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc từ chối xác nhận Tehran tuân thủ JCPOA - một tín hiệu cho thấy "ông chủ" Nhà Trắng đang hướng tới cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này. Cùng với đó, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) với cáo buộc "lực lượng này hỗ trợ các tổ chức khủng bố ở Trung Đông."
Tuy nhiên, mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã khẳng định Mỹ không có ý định cản trở thỏa thuận thương mại của châu Âu và Iran. Đây là lời khẳng định của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về chính sách ngoại giao của Mỹ với Iran liên quan đến thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký giữa các cường quốc và Tehran.
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal số ra ngày 20-10, Ngoại trưởng Tillerson nhấn mạnh sẽ giải tỏa các quan ngại về thương mại của các đồng minh châu Âu.
Ông cho biết Tổng thống Donald Trump đã thể hiện khá rõ ràng rằng Nhà Trắng không muốn can thiệp vào các thỏa thuận làm ăn giữa châu Âu và Iran khi tuyên bố rằng các nước này cứ "làm điều mình muốn."
Theo Ngoại trưởng Tillerson, trong thời gian qua, Mỹ đã thảo luận với các đối tác châu Âu về vấn đề này trên cơ sở nhận thức nói trên./.
Ông nhấn mạnh Iran sẽ không theo đuổi việc sở hữu hay phát triển vũ khí hạt nhân.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran còn khẳng định Tehran không thấy bất cứ khả năng nào về việc đàm phán lại JCPOA và thỏa thuận này cần phải được thực thi đầy đủ.
Cũng tại hội nghị trên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Moskva không thấy có bất kỳ cơ sở nào để đàm phán lại hay sửa đổi thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5+1. Theo ông, trong 2 năm qua, thỏa thuận này đã phát huy hiệu quả và hoàn toàn đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra khi các bên ký thỏa thuận.
Ông Ryabkov khẳng định Iran đã tuân thủ mọi cam kết theo thỏa thuận hạt nhân, chính vì vậy không có lý do gì để trừng phạt nước này. Bên cạnh đó, Moskva cho rằng Mỹ vẫn chưa sẵn sàng cho việc triệu tập ủy ban chung về JCPOA do vẫn chưa xác định được chương trình nghị sự của ủy ban này.
Đại diện ngoại giao Nga cho rằng mặc dù Washington vẫn chưa tuyên bố chính thức rút khỏi JCPOA, tuy nhiên những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra nhiều câu hỏi, bởi vậy giờ là lúc tiến hành tham vấn, phân tích và cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau.
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh ngày 13-10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Trump từ chối xác nhận Tehran tuân thủ thỏa thuận JCPOA - một tín hiệu cho thấy "ông chủ" Nhà Trắng đang hướng tới cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này.
Động thái của Tổng thống Trump cũng đồng nghĩa với việc trong 60 ngày tới, Quốc hội Mỹ sẽ quyết định có áp đặt trở lại các biện pháp cấm vận vốn đã được dỡ bỏ để đổi lại việc Iran hạn chế hoạt động làm giàu hạt nhân hay không.
Mặc dù một số cường quốc phương Tây cũng có cùng quan ngại với Mỹ liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, song đều cho rằng nên đối thoại để giải quyết và cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực nếu Washington hủy bỏ JCPOA hoặc áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt đã được gỡ bỏ.
Trước đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã tái khẳng định cam kết đầy đủ của khối đối với việc thực thi thỏa thuận được Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) ký năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
EU cũng bày tỏ hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục duy trì thỏa thuận này, bất chấp những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc từ chối xác nhận Tehran tuân thủ JCPOA - một tín hiệu cho thấy "ông chủ" Nhà Trắng đang hướng tới cách tiếp cận cứng rắn hơn với Iran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của nước này. Cùng với đó, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) với cáo buộc "lực lượng này hỗ trợ các tổ chức khủng bố ở Trung Đông."
Tuy nhiên, mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã khẳng định Mỹ không có ý định cản trở thỏa thuận thương mại của châu Âu và Iran. Đây là lời khẳng định của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson về chính sách ngoại giao của Mỹ với Iran liên quan đến thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký giữa các cường quốc và Tehran.
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal số ra ngày 20-10, Ngoại trưởng Tillerson nhấn mạnh sẽ giải tỏa các quan ngại về thương mại của các đồng minh châu Âu.
Ông cho biết Tổng thống Donald Trump đã thể hiện khá rõ ràng rằng Nhà Trắng không muốn can thiệp vào các thỏa thuận làm ăn giữa châu Âu và Iran khi tuyên bố rằng các nước này cứ "làm điều mình muốn."
Theo Ngoại trưởng Tillerson, trong thời gian qua, Mỹ đã thảo luận với các đối tác châu Âu về vấn đề này trên cơ sở nhận thức nói trên./.
Thủ tướng mong Quảng Nam-Đà Nẵng sát cánh cùng phát triển  (21/10/2017)
Ủy ban ASEAN tại Italy nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU  (21/10/2017)
Các thành phố nắm trong tay chìa khóa giải quyết suy dinh dưỡng  (21/10/2017)
Đánh giá về Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ 2017  (21/10/2017)
Khám phá vẻ đẹp biển đảo Việt Nam giữa lòng thủ đô Paris nước Pháp  (21/10/2017)
Latvia mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam  (21/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay