Tăng cường pháp quyền thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững
21:54, ngày 06-10-2017
Trong hai ngày 04 đến 05-10, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Ủy ban pháp lý (Ủy ban 6) Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 72 đã tổ chức cuộc họp theo đề mục “Pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế”.
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed đã tham dự và trình bày báo cáo về tăng cường và phối hợp các hoạt động của Liên hợp quốc về pháp quyền.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc cho biết các phát biểu tại phiên thảo luận đều cho rằng tăng cường pháp quyền là hoạt động vô cùng quan trọng của hệ thống Liên hợp quốc; tôn trọng pháp quyền ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế là thiết yếu trong việc xử lý các thách thức an ninh, xung đột hiện nay. Các nước Không Liên kết nhấn mạnh tất cả các nước lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, không diễn giải luật pháp quốc tế một cách có chọn lọc hay áp dụng tiêu chuẩn kép trong quan hệ quốc tế.
Các nước cũng đã đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm tiếp tục quảng bá, đào tạo và nghiên cứu luật pháp quốc tế nhằm xây dựng một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh vai trò nền tảng của pháp quyền trong việc duy trì hòa bình ổn định, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người; pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.
Việc thúc đẩy pháp quyền cần phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Đại sứ cũng nêu rõ Việt Nam đang cùng với các nước ASEAN nỗ lực xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên hợp quốc năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử có hiệu quả và có tính ràng buộc pháp lý.
Đại sứ khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc và các nước thành viên tăng cường pháp quyền nhằm thực hiện thắng lợi các Mục tiêu Phát triển Bền vững./.
Phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc cho biết các phát biểu tại phiên thảo luận đều cho rằng tăng cường pháp quyền là hoạt động vô cùng quan trọng của hệ thống Liên hợp quốc; tôn trọng pháp quyền ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế là thiết yếu trong việc xử lý các thách thức an ninh, xung đột hiện nay. Các nước Không Liên kết nhấn mạnh tất cả các nước lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, không diễn giải luật pháp quốc tế một cách có chọn lọc hay áp dụng tiêu chuẩn kép trong quan hệ quốc tế.
Các nước cũng đã đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm tiếp tục quảng bá, đào tạo và nghiên cứu luật pháp quốc tế nhằm xây dựng một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, nhấn mạnh vai trò nền tảng của pháp quyền trong việc duy trì hòa bình ổn định, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ quyền con người; pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế có liên quan chặt chẽ với việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.
Việc thúc đẩy pháp quyền cần phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, nhất là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của các nước, không can thiệp vào công việc nội bộ và giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Đại sứ cũng nêu rõ Việt Nam đang cùng với các nước ASEAN nỗ lực xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, Việt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên hợp quốc năm 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử có hiệu quả và có tính ràng buộc pháp lý.
Đại sứ khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác với Liên hợp quốc và các nước thành viên tăng cường pháp quyền nhằm thực hiện thắng lợi các Mục tiêu Phát triển Bền vững./.
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (06/10/2017)
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (06/10/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên