Chính phủ yêu cầu các Bộ xóa bỏ ít nhất 1/3 điều kiện kinh doanh
22:10, ngày 05-10-2017
Chính phủ vừa đưa ra yêu cầu cụ thể về số lượng các điều kiện kinh doanh cần bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý của từng Bộ, trong khi nhiều Bộ trưởng đã nêu rõ quyết tâm cắt giảm các giấy phép con. Tại Nghị quyết số 98/NQ-CP vừa được ban hành ngày 03-10, Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho việc cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh.
Cụ thể, Nghị quyết xác định việc “bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng” là một trong 5 nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Chính phủ giao các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì, khẩn trương xây dựng Nghị định về kiểm soát và nâng cao chất lượng điều kiện đầu tư kinh doanh, trình Chính phủ trong tháng 12-2017. Còn Bộ Tư pháp chủ trì, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền.
Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh là yêu cầu được Chính phủ đặt ra trong vài năm qua, nhưng thời gian gần đây nhiệm vụ này được đặc biệt quan tâm. Chỉ tính từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã liên tiếp ban hành 4 Nghị quyết trong đó yêu cầu các bộ rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý. Đó là Nghị quyết phiên họp thường kỳ các tháng 6, 7, 8 và cả Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật ngày 22-8. Trong đó Nghị quyết tháng 7 giao rõ nhiệm vụ cho các Bộ rà soát các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD, đề xuất bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ sốt ruột với các thành viên Chính phủ: “Giấy phép kinh doanh rất nhiều, người ta kêu nhiều lắm, cần rà lại. Đây cũng là khâu phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”. Trong tháng 9 vừa qua, một sự kiện được dư luận hết sức chú ý và hoan nghênh là việc Bộ Công Thương lên phương án cắt bỏ 675 điều kiện kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý. Tại phiên họp Chính phủ ngày 03-10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đánh giá cao động thái này của Bộ Công Thương và cho rằng đây là “bài học chung cho các Bộ”.
Cam kết của các Bộ trưởng
Cũng tại phiên họp, nhiều Bộ trưởng đã nêu rõ quyết tâm cải cách. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết qua rà soát sơ bộ, có thể cắt giảm được khoảng 40% các điều kiện, thủ tục kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. Bộ sẽ sớm báo cáo Chính phủ vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cam kết sẽ cắt giảm mạnh mẽ số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Cụ thể, với việc giảm các mặt hàng phải kiểm tra, số lô hàng phải kiểm tra sẽ giảm khoảng 90%.
Với các lô hàng phải xét nghiệm, Bộ cũng sẽ tiến hành theo hướng nếu 3 lô hàng liên tục đạt yêu cầu thì sau đó sẽ miễn. “Như vậy, tổng số lô hàng phải kiểm tra sẽ giảm tới 98% so với hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng vào cuộc gỡ bỏ các thủ tục gây khó khăn cho doanh nghiệp trong kiểm tra an toàn thực phẩm. Bởi hiện nay Bộ Công Thương quản lý 8 nhóm mặt hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tới 19 nhóm mặt hàng.
Còn Bộ Y tế hiện chỉ quản lý 6 nhóm mặt hàng và tới đây sẽ đề xuất chỉ kiểm tra với một số mặt hàng thật cần thiết như sữa trẻ em, thực phẩm chức năng và phụ gia thực phẩm, đồng thời phân cấp mạnh cho các Sở Y tế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp./.
Chính phủ giao các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ chủ trì, khẩn trương xây dựng Nghị định về kiểm soát và nâng cao chất lượng điều kiện đầu tư kinh doanh, trình Chính phủ trong tháng 12-2017. Còn Bộ Tư pháp chủ trì, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền.
Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh là yêu cầu được Chính phủ đặt ra trong vài năm qua, nhưng thời gian gần đây nhiệm vụ này được đặc biệt quan tâm. Chỉ tính từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã liên tiếp ban hành 4 Nghị quyết trong đó yêu cầu các bộ rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh bất hợp lý. Đó là Nghị quyết phiên họp thường kỳ các tháng 6, 7, 8 và cả Nghị quyết phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật ngày 22-8. Trong đó Nghị quyết tháng 7 giao rõ nhiệm vụ cho các Bộ rà soát các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD, đề xuất bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ sốt ruột với các thành viên Chính phủ: “Giấy phép kinh doanh rất nhiều, người ta kêu nhiều lắm, cần rà lại. Đây cũng là khâu phát sinh nhiều vấn đề phức tạp”. Trong tháng 9 vừa qua, một sự kiện được dư luận hết sức chú ý và hoan nghênh là việc Bộ Công Thương lên phương án cắt bỏ 675 điều kiện kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý. Tại phiên họp Chính phủ ngày 03-10 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đánh giá cao động thái này của Bộ Công Thương và cho rằng đây là “bài học chung cho các Bộ”.
Cam kết của các Bộ trưởng
Cũng tại phiên họp, nhiều Bộ trưởng đã nêu rõ quyết tâm cải cách. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết qua rà soát sơ bộ, có thể cắt giảm được khoảng 40% các điều kiện, thủ tục kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. Bộ sẽ sớm báo cáo Chính phủ vấn đề này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cam kết sẽ cắt giảm mạnh mẽ số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Cụ thể, với việc giảm các mặt hàng phải kiểm tra, số lô hàng phải kiểm tra sẽ giảm khoảng 90%.
Với các lô hàng phải xét nghiệm, Bộ cũng sẽ tiến hành theo hướng nếu 3 lô hàng liên tục đạt yêu cầu thì sau đó sẽ miễn. “Như vậy, tổng số lô hàng phải kiểm tra sẽ giảm tới 98% so với hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.
Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng vào cuộc gỡ bỏ các thủ tục gây khó khăn cho doanh nghiệp trong kiểm tra an toàn thực phẩm. Bởi hiện nay Bộ Công Thương quản lý 8 nhóm mặt hàng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tới 19 nhóm mặt hàng.
Còn Bộ Y tế hiện chỉ quản lý 6 nhóm mặt hàng và tới đây sẽ đề xuất chỉ kiểm tra với một số mặt hàng thật cần thiết như sữa trẻ em, thực phẩm chức năng và phụ gia thực phẩm, đồng thời phân cấp mạnh cho các Sở Y tế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp./.
FTA giữa Việt Nam-EAEU: Động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế  (05/10/2017)
Một số giải pháp nhằm hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (05/10/2017)
ASEAN tuổi 50: Nhìn lại và hướng tới  (05/10/2017)
Ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương sáu khóa XII  (05/10/2017)
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nếu xảy ra xung đột bán đảo Triều Tiên  (05/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên